- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những bệnh trẻ rất dễ gặp khi thời tiết chuyển lạnh
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tùng, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đã đưa ra khuyến cáo cho cha mẹ về một số bệnh phổ biến mà trẻ em dễ mắc phải khi chuyển sang thời tiết lạnh.
Dưới đây là những bệnh cha mẹ cần lưu ý:
Cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi, biểu hiện qua sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho, hoặc đau đầu. Trẻ có thể bị sốt nhẹ trong giai đoạn đầu. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa đông, do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Các triệu chứng thường nặng hơn trong 3-5 ngày đầu và có thể mất khoảng 7-10 ngày để hết hoàn toàn.
Cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là các vùng tay, chân, ngực, đầu và cổ; cho trẻ uống nước ấm, tránh đồ lạnh và bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả và rau xanh.
(Ảnh minh họa).
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) / Viêm phế quản
Viêm phế quản là một nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè. Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản, mặc dù các virus khác cũng có thể gây bệnh. Triệu chứng bệnh thường giống cảm lạnh trong giai đoạn đầu, sau đó có thể tiến triển thành khó thở, khò khè và mất nước.
Hầu hết các trẻ có thể điều trị tại nhà, nhưng nếu trẻ khó thở hoặc mất nước, cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện.
Cảm cúm
Cúm thường khởi phát đột ngột với sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ. Sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Hiện có các thuốc kháng virus giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh, nhưng cần được sử dụng sớm và chủ yếu dành cho trẻ có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học, biểu hiện bằng đau họng, đau đầu và đau dạ dày, kèm theo sốt cao hoặc nôn mửa. Bệnh thường không đi kèm với triệu chứng như cảm lạnh hoặc ho và có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Trẻ cần ở nhà cho đến khi hết sốt 24 giờ và đã sử dụng kháng sinh.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, kèm theo tiếng thở khò khè. Trẻ bị ho nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Để làm giảm triệu chứng, cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với không khí khô mát hoặc không khí nóng ẩm. Trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị khí dung và dùng steroid.
Viêm phổi
Không giống các bệnh mùa đông thông thường khác, viêm phổi thường do vi khuẩn gây ra và có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Bệnh có thể bắt đầu từ một cơn cảm lạnh nhưng sau đó diễn tiến xấu hơn, hoặc ban đầu có vẻ như đã thuyên giảm nhưng sau đó lại nặng trở lại. Nếu trẻ cảm thấy sốt cao và ho nặng hơn sau vài ngày cảm lạnh, có thể đây là dấu hiệu của viêm phổi và cần đưa trẻ đi khám.
Cha mẹ cần chú ý giữ gìn sức khỏe cho trẻ trong những tháng lạnh và thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị.
Theo Người Đưa Tin
-
Làm mẹ17 giờ trướcNgày 15/1, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp kịp thời cho một trường hợp bị xoắn buồng trứng 7 vòng, nguy cơ hoại tử.
-
Làm mẹ22 giờ trướcCảm lạnh là một bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong mùa đông. Tuy là căn bệnh thông thường nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn mắc phải những sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcBé gái 3,2kg chào đời tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng với chiếc vòng tránh thai mà người mẹ đã đặt cách đây 2 năm.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTrẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp không ít sai lầm trong việc này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrẻ bị viêm phổi có được tắm không? Đó là một trong những băn khoăn thường thấy nhất của cha mẹ khi chăm sóc con bị viêm phổi tại nhà.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do bệnh lý nào đó. Tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở những năm đầu đời của bé, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên và được chăm sóc đúng cách.
-
Làm mẹ4 ngày trướcHãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
-
Làm mẹ4 ngày trướcNăm 2025, vắc-xin Rotavirus ngừa tiêu chảy sẽ được triển khai uống miễn phí tại 41 địa phương. Cùng đó, vắc-xin phế cầu sẽ tiêm miễn phí trong năm nay
-
Làm mẹ5 ngày trướcTheo chuyên gia, phong tục lì xì nếu áp dụng sai cách có thể khiến trẻ đặt nặng vật chất từ sớm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và tính cách.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTheo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTheo một nghiên cứu của Cục Quản lý môi trường y tế và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tỉ lệ học sinh phổ thông bị mắc cong vẹo cột sống là 7,4%, tăng theo cấp học. T ỉ lệ học sinh nữ bị cong vẹo cột sống cao hơn so với học sinh nam.
-
Làm mẹ09/01/2025Làm cha mẹ là đã bắt đầu gắn chữ lo lên đời mình rồi. Là chưa kể những nỗi lo thường trực như mưu sinh, tiền bạc, công việc, sự nghiệp.