Trình diễn thanh xướng kịch Bài ca dời đô

Thanh xướng kịch Hoa Lư Thăng Long: Bài ca dời đô là sáng tạo tâm huyết, ấp ủ trong nhiều năm của nhạc sĩ, đại tá Doãn Nho, gồm 4 chương, trong đó, chương 1 mang tên Lý Thái Tổ xuống chiếu dời đô đã được ông hoàn thành từ năm 2001, có thể trình diễn như một tác phẩm độc lập.

Thanh xướng kịch Hoa Lư - Thăng Long: Bàica dời đô, sáng tác của nhạc sĩ Doãn Nho, đạo diễn: NSƯT Lê Chức, chỉhuy dàn nhạc: Nhạc sĩ Doãn Nguyên… sẽ được trình diễn tối 30 - 31/8 tại Nhàhát Lớn Hà Nội với sự tham gia biểu diễn của gần 150 nghệ sĩ thuộc Nhà hátNhạc vũ kịch VN và Học viện Âm nhạc Quốc gia…

Thanh xướng kịch Hoa Lư -Thăng Long: Bài ca dời đô là sáng tạo tâm huyết, ấp ủ trong nhiều năm củanhạc sĩ, đại tá Doãn Nho, gồm 4 chương, trong đó, chương 1 mang tên Lý TháiTổ xuống chiếu dời đô đã được ông hoàn thành từ năm 2001, có thể trình diễnnhư một tác phẩm độc lập.

Nhà hát Nhạc vũ kịch VN từng dàndựng chương này, biểu diễn tại Nhà hát Lớn và Hoa Lư (Ninh Bình). 3 chương tiếptheo là Dời bến Ghềnh Tháp, Ngược dòng sông Hồng, Cập bến Đại La đượchoàn thành để kịp dàn dựng, biểu diễn để chào mừng ngày Đại lễ 1.000 năm TL-HN.

Trình diễn thanh xướng kịch Bài ca dời đô
Nhạc sĩ Doãn Nho, tác giả của Bài ca dời đô

Câu chuyện trong vở thanh xướngkịch kể về hành trình dời đô từ Hoa Lư đến Thăng Long của Lý Thái Tổ, cuộc tiễnđưa của người dân Hoa Lư và cuộc đón rước vua về kinh đô mới của người dân thànhĐại La. Nhạc sĩ đã lấy giả thiết vua Lý Công Uẩn đến Đại La bằng đường thủy qua nhiều con sông như sông Đáy, sông Châu Giang, sông Hoàng Long, sông Hồng cùngnhiều địa danh và cuối cùng đã đến được thành Đại La...

Trong vở thanh xướng kịch, ngoàicác nhân vật có thật như vua Lý Công Uẩn, Quốc sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc... còncó sự xuất hiện của tuyến nhân vật thần thánh trong truyền thuyết dân gian củaViệt Nam như Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Thần nữ My Nương (mẹLúa), công chúa Tiên Dung.

Các vị thần, vị thánh hiển linhtrong hành trình dời đô của nhà vua, chỉ dạy cho vua cách trị nước, mở rộng banggiao, lập quốc tại kinh đô mới kết hợp chặt chẽ việc dựng nước và giữ nước.Ngoài ra còn có tuyến các nhân vật đại diện cho các nghề truyền thống ven sôngHồng như nghề nông, rèn, đúc, giấy, dệt...

Thanh xướng kịch hay còn gọi làoratorio là thể loại âm nhạc cổ điển thuộc loại “bác học” của phương Tây, có quymô lớn viết cho dàn nhạc giao hưởng, ca sĩ solo và dàn hợp xướng. Đây là kịchbằng âm nhạc, hát có nhạc đệm để kể lại những câu chuyện kịch, khác với opera làkhông có các hành động kịch, không dùng phục trang biểu diễn và trang trí sânkhấu.

Tuy nhiên, thể loại này du nhậpvào Việt Nam đã được “Việt Nam hóa”, không quá hàn lâm mà ngược lại đã tạo ra sựgần gũi với người dân, dễ nghe, dễ hiểu. Phó GĐ Nhà hát Nhạc vũ kịch VN, NSƯTMạnh Trung, cho biết rằng: “Âm hưởng của vở kịch đậm nét âm nhạc Việt Nam.Sân khấu 3 phông của Hoa Lư - Thăng Long: Bài ca dời đô cũng được chú ý chămchút kỹ lưỡng. Trên sân khấu sẽ có cảnh sắc trời mây sông núi tương ứng với từngđoạn hành trình, toàn bộ bản Chiếu dời đô của Thái tổ Lý Công Uẩn bằng chữ Hánsẽ xuất hiện trên sân khấu...”.

Theo Duy An
Thể thao văn hóa



Trêu đùa để lại dép và giấy xin lỗi bố mẹ bên bờ kênh, 3 học sinh làm cả xã tá hỏa đi tìm
Phát hiện đôi dép cùng một mảnh giấy “con xin lỗi bố mẹ” để lại bên bờ kênh, hàng trăm người ở xã Sơn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đã tá hỏa xuống kênh nước tìm kiếm. Tuy nhiên, khi tìm hiểu đó chỉ là một trò đùa.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.