Dùng nước sôi hay nước lạnh để rửa bát là đúng? Nhiều người làm nội trợ 30 năm cũng chưa biết rõ

Theo các chuyên gia cho biết nếu như bạn sửa bát bằng nước lạnh dưới 30 độ sẽ để lại một lớp màng dính trên bát đĩa, rất khó rửa sạch 100%.

Lợi ích khi dùng nước nóng để rửa bát đũa

Rửa bát đũa bằng nước nóng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho gia đình, ngoài ra thói quen này còn giúp cho gia đình đảm bảo được an toàn đối với sức khỏe.

Cụ thể rửa sạch bát đũa trong nước nóng cùng với nước rửa bát giúp làm sạch nhanh các vết bẩn, dầu mỡ. Điều này cũng làm giảm tối đa thời gian vào việc chà kỹ bát đũa và cũng giúp tiết kiệm dung dịch nước rửa bát tối ưu.

Những vi khuẩn có trong bát đĩa thường sẽ bị tiêu diệt ngay điều này sẽ giúp khử trùng sạch sẽ nhất cho bát đũa của gia đình bạn.

Nhiệt độ nước dưới 30 độ sẽ để lại một lớp nhờn khó chịu trên các đồ vật khi chúng được sử dụng vào bữa ăn sau. Vì thế rửa bát bằng nước nóng sẽ cắt giảm dầu mỡ còn lưu lại trên bát đũa được tối ưu hơn so với nước lạnh.

Các hộp thức ăn bằng nhựa, xoong, nồi,... bị dính dầu mỡ, chỉ cần bạn ngâm qua nước nóng có pha ít muối và rửa sạch lại bằng nước rửa chén, không chỉ đánh bay dầu mỡ mà còn loại bỏ mùi thức ăn bám trên các đồ vật.

Với những loại chén, bát bằng nhựa bạn nên ngâm qua nước nóng, sau đó rửa sạch bằng nước rửa chén và tráng lại bằng nước nóng. Việc này không chỉ làm sạch nhanh bát chén, mà còn giúp nhanh khô, không bị ẩm mốc, không ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng những lần tiếp theo.

Các vật dụng bằng tre như đũa, thớt,... bạn hãy ngâm các vật dụng này bằng nước nóng, vừa giúp khử trùng, vừa tối ưu thời gian chà rửa. Khi các vật dụng có dấu hiệu nấm, mốc, hãy dùng nước nóng vào ngâm khoảng 2,3 lần các vết mốc sẽ không còn.

Dùng nước sôi hay nước lạnh để rửa bát là đúng? Nhiều người làm nội trợ 30 năm cũng chưa biết rõ-1


Những sai lầm khi rửa bát đĩa vừa không sạch, vừa gây hại sức khỏe

Cọ xát cả đống đũa vào nhau: Có nhiều bà nội trợ thường cọ xát cả đống đũa vào nhau vì nghĩ rằng vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ. Tuy nhiên cách làm này sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo những vết nứt nhỏ khiến bề mặt đũa trở nên thô ráp, trở thành môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Cách làm này có thể lây nhiễm chéo các vi sinh vật có hại hoặc bệnh truyền nhiễm từ đũa người này sang đũa người khác.

Tốt nhất bạn nên dùng miếng rửa bát rửa sạch từng chiếc đũa để loại bỏ dầu mỡ và bọt xà phòng bám trên đó. Nếu đũa dính chất nhờn khó làm sạch, có thể dùng nước nóng tráng qua trước, sau đó rửa sạch lại rồi lau khô hoặc phơi nắng.

Không làm khô bát đũa trước khi cất: Nhiều người khi rửa xong liền cất bát đĩa vào tủ để tránh bụi nhưng môi trường kín và ẩm có thể khiến vi khuẩn sinh sôi. Bát đũa chất chồng lên nhau khi chưa khô cũng có thể gây mùi hôi, kém sạch sẽ. Nếu không có tủ sấy bát đũa, khi rửa xong, hãy lau thật khô bằng khăn thấm nước, rồi hãy cất đi. Nên đặt bát đũa đã rửa vào nơi thoáng khí, khô ráo để đảm bảo bát sạch, khô cho lần sử dụng sau.

Không rửa bát đũa sau khi ăn xong: Nhiều gia đình có thói quen ăn xong không rửa bát đũa ngay, mà để tích lại đó chờ tới lúc nào cần dùng tới thì mới đem đi rửa. Thói quen này khiến cho thức ăn thừa bám lâu trên bề mặt bát đũa tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh nổi nảy nở ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình bạn. Vì vậy, sau khi ăn cơm xong bạn nên nghỉ ngơi khoảng 15-20 phút rồi đi rửa bát đũa, không nên để từ sáng tới chiều, hoặc để bát đũa bẩn qua đêm sáng hôm sau mới rửa.

Theo Khoevadep

Xem link gốc Ẩn link gốc https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/dung-nuoc-soi-hay-nuoc-lanh-de-rua-bat-la-dung-nhieu-nguoi-lam-noi-tro-30-nam-cung-chua-biet-ro.html

mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.