6 mẹo được chia sẻ từ những người trẻ để quản lý tài chính cá nhân tốt hơn vào năm mới

Cùng lắng nghe những chia sẻ của người trẻ về cách họ quản lý tài chính cá nhân của mình. Bạn có thể rút ra được nhiều kinh nghiệp áp dụng cho bản thân trong năm mới để tài chính luôn rủng rỉnh.

Cindy Zuniga: Ngân sách phải dựa trên số không

Khi Cindy Zuniga tốt nghiệp trường luật với khoản nợ 215.000 đô la (gần 5 tỷ đồng), cô phải làm việc nhiều hơn để trả khoản vay lớn. Đặc biệt là sau khi trả 20.000 đô la (gần 500 triệu) cho lãi suất trong năm đầu tiên.

“Điều quan trọng là phải biết lãi suất chính xác cho từng khoản nợ của bạn. Thứ hai, hãy hiểu tác động của lãi suất kép” Zuniga nói.

Kế hoạch ngân sách tiêu pha phải dựa trên số không cuối cùng cũng giúp cô gái này trả hết nợ trong bốn năm. Nếu có thể, cô ấy khuyên bạn nên lập kế hoạch trước cho những thách thức tài chính không lường trước được.

“Ưu tiên đầu tiên mà tôi đề xuất thậm chí hơn cả các khoản thanh toán nợ là xây dựng quỹ khẩn cấp của bạn. Không có gì được đảm bảo trong thời gian này, vì vậy phải thực hiện các bước để bảo vệ mình khỏi bị cắt lương, mất việc làm hoặc tình trạng sức khỏe gặp vấn đề. Vào cuối mỗi tháng, hãy xem xét ngân sách của bạn cho tháng sắp tới và cần điều chỉnh số tiền mà bạn chỉ định cho các danh mục".

6 mẹo được chia sẻ từ những người trẻ để quản lý tài chính cá nhân tốt hơn vào năm mới-1

Cindy Zuniga, người tạo ra kế hoạch Ngân sách phải dựa trên số không, đã trả gần 5 tỷ đồng cho khoản nợ sinh viên trong vòng 4 năm bằng phương pháp này.

1. Xây dựng quỹ khẩn cấp của bạn

“Quỹ khẩn cấp của bạn là tấm đệm tài chính trang trải các chi phí trong trường hợp khẩn cấp. Nó sẽ bảo vệ bạn khỏi phải gánh thêm nợ nếu trường hợp khẩn cấp phát sinh".

Zuniga cho biết trước tiên bạn nên đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất một tháng chi phí sinh hoạt cần thiết.

"Để tính toán con số này, hãy cộng các chi phí cần thiết của bạn như chi phí nhà ở, phương tiện đi lại, hàng tạp hóa và hóa đơn (điện thoại di động, internet, khoản thanh toán nợ tối thiểu hàng tháng, v.v.). Bạn sẽ không được tính bao gồm chi tiêu tùy ý, chẳng hạn như đi ăn, mua sắm hoặc giải trí", cô nói.

"Bạn nên đặt mục tiêu tiết kiệm trong một tháng càng nhanh càng tốt. Khi bạn có số tiền đó, mục tiêu tiếp theo của bạn là tiết kiệm quỹ khẩn cấp có giá trị bằng từ ba đến sáu tháng chi phí sinh hoạt cần thiết của bạn".

2. Thanh toán bổ sung cho khoản nợ của bạn

Cô ấy dẫn ra một ví dụ về khoản nợ vay sinh viên là 30.000 đô la với lãi suất 6% và khoản thanh toán hàng tháng là 300 đô la. Có thể mất 139 tháng, hoặc 11 năm rưỡi và tốn 11.700 đô la tiền lãi để trả hết khoản nợ đó. Nhưng một khoản thanh toán thêm 100 đô la hàng tháng, hoặc 25 đô la một tuần, có thể cắt giảm thời gian đó xuống dưới tám năm và tiết kiệm 4.000 đô la (gần 93 triệu đồng) tiền lãi.

3. Tạo quỹ chìm

Zuniga khuyên bạn nên sử dụng "quỹ chìm" cho các chi phí ngắn hạn như du lịch, quà tặng, đám cưới và sửa chữa nhà hoặc xe hơi.

"Không giống như quỹ khẩn cấp của bạn, những quỹ này được dành cho chi tiêu có kế hoạch và lưu ý rằng nó không được "làm xáo trộn một mục tiêu tài chính, chẳng hạn như thanh toán nợ" của bạn.

"Nếu bạn thường chi 2.400 đô la hàng năm cho việc đi du lịch, thì bạn nên đặt mục tiêu tiết kiệm 200 đô la hàng tháng vào quỹ chìm du lịch", cô nói.

John Schneider và David Auten

6 mẹo được chia sẻ từ những người trẻ để quản lý tài chính cá nhân tốt hơn vào năm mới-2

John Schneider và David Auten đã tạo ra Phương pháp Debt Lasso để giải quyết khoản nợ gần 1,2 tỷ đồng của họ.

Bằng phương pháp tài chính của mình, cặp đôi này đã thoát khỏi khoản nợ tổng cộng 51.000 đô la (gần 1,2 tỷ đồng).

Họ đã phát triển một kế hoạch tài chính được gọi là phương pháp Debt Lasso, mang nợ từ nhiều nguồn khác nhau với lãi suất ít nhất có thể để tối đa hóa các khoản thanh toán trên số dư gốc.

4. Thực hiện phân tích chi tiêu

Họ cho biết: “Mặc dù điều phương pháp này đã phải thay đổi một chút do dịch bệnh phức tạp, nhưng hầu hết người Mỹ đều gặp vấn đề về chi tiêu chứ không phải vấn đề về thu nhập. Khi họ hoàn thành phân tích chi phí của bản thân trong khoảng thời gian 12 tháng, kết quả cho thấy rằng một số tuần, họ đã chi 400 đô la cho việc ăn uống ở ngoài và 400 đô la tại cửa hàng tạp hóa. Họ cũng nhận ra rằng lãi suất thẻ tín dụng đã khiến họ tốn kém 10.000 đô la một năm. Và nếu không biết mình đang chi tiêu như thế nào, bạn không thể cải thiện hoặc lập ngân sách được”, cặp đôi nói thêm.

5. Tìm người san sẻ gánh nặng

Cặp đôi này nói: “Làm việc hướng tới bất kỳ mục tiêu nào sẽ dễ đạt tới mục tiêu hơn khi bạn tìm được một người cùng san sẻ gánh nặng tài chính".

6. Xác định những hy vọng và ước mơ chân thật nhất của bạn

Schneider và Auten đã trả xong khoản nợ 51.000 đô la (gần 1,2 tỷ đồng) do chi tiêu không phù hợp với nhu cầu.

"Hầu hết chúng ta đang cố gắng sống theo kỳ vọng của cha và mẹ, sống theo cách mà bạn bè và đồng nghiệp mong đợi hoặc cách họ nghĩ chúng ta nên sống. Khi chúng ta tìm ra những gì chúng ta muốn nhất, chúng ta có thể bắt đầu sống và chi tiêu theo điều đó".

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/6-meo-duoc-chia-se-tu-nhung-nguoi-tre-de-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-tot-hon-vao-nam-moi-222021142225010822.htm

Chi tiêu tiết kiệm

tiết kiệm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.