Bất động sản lại “nghẹt thở”

Quy định này nhằm phòng ngừa nguy cơ bong bóng bất động sản (BĐS), theo đó sẽ tăng hệ số rủi ro từ 100% lên 250% đối với các khoản vay kinh doanh BĐS, đồng thời tăng hệ số an toàn vốn của các ngân hàng lên 9%.

Nhiều quy định mới về tíndụng cho bất động sản và mua nhà... khiến thị trường bất động sản có nguy cơlại “đóng băng.

Chưa bao giờ thị trường nhàđất lại có nhiều chính sách tác động đan xen theo chiều hướng xấu như hiệnnay. Theo thống kê sơ bộ, có ít nhất 3 chính sách liên quan đến tài chính,thuế sử dụng đất và hoạt động kinh doanh đang làm cho các ngân hàng, chủ đầutư và khách hàng dè dặt mở hầu bao để đầu tư vào thị trường này. 

Lại khóa “van” tíndụng

Nếu đầu năm 2008, nhiềungười từng chứng kiến thị trường nhà đất bắt đầu đi xuống và “đóng băng”do chính sách tín dụng thì nay, thị trường này có thể sẽ lại tiếp tụcphải chịu cảnh “cám treo, heo nhịn đói”.

Bất động sản lại “nghẹt thở”

Không biết đến khi nào thị trường nhà đất nhộn nhịp trở lại như thời điểm đầu năm 2008?

Nguyên nhân chính là cácngân hàng buộc phải thực hiện theo những chính sách liên quan đến Thôngtư số 13/2010/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành (ngày20-5-2010) quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn hoạt động các tổ chứctín dụng, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-10.

Quy định này nhằm phòngngừa nguy cơ bong bóng bất động sản (BĐS), theo đó sẽ tăng hệ số rủi rotừ 100% lên 250% đối với các khoản vay kinh doanh BĐS, đồng thời tăng hệsố an toàn vốn của các ngân hàng lên 9%.

Như vậy, việc vay vốn muanhà đất sẽ khó khăn hơn vì các ngân hàng sẽ phải thu hẹp tín dụng tronglĩnh vực này để bảo đảm an toàn vốn. Nguồn cung tín dụng cũng sẽ bị thuhẹp, trong khi đó mua bán BĐS lâu nay chủ yếu sử dụng khá nhiều từ vốnvay ngân hàng. Những động thái trên sẽ tác động xấu đến thị trường vànguy cơ “đóng băng” BĐS là điều khó tránh khỏi.

Theo đánh giá của cácchuyên gia địa ốc, khi  Thông tư 13 có hiệu lực thi hành sẽ có tác độngđến dòng tiền đổ vào BĐS. Các ngân hàng sẽ phải thu hẹp lại những khoảnvay cho cả chủ đầu tư đang kinh doanh dự án và cả những khách hàng đã vàsẽ tham gia thị trường mua căn hộ trả góp.

Về dài hạn, việc tăng hệsố rủi ro đối với lĩnh vực BĐS có thể sẽ giúp hệ thống ngân hàng bảo đảmđược mức độ an toàn vốn và ổn định vững chắc trước những biến động xấucủa nền kinh tế vĩ mô, song về ngắn hạn, thị trường chắc chắn sẽ chứngkiến một số công ty kinh doanh nhà đất trong nước phá sản và buộc phải bán lại dự án. Khách hàng có nhu cầu mua nhà để ở cũng sẽ gặp không ítkhó khăn vì thiếu sự hỗ trợ tài chính cần thiết cho khoản vay còn lại...

Doanh nghiệp kêu khó

Khi doanh nghiệp kinhdoanh nhà đất vẫn chưa hết choáng váng với Nghị định 69/CP (ban hànhngày 13-8-2009) về việc thu tiền sử dụng đất theo giá thị trường đối vớicác doanh nghiệp khi thực hiện các dự án nhà ở thì mới đây, dự thảothông tư hướng dẫn Nghị định 71 về quy định chi tiết và hướng dẫn LuậtNhà ở đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến lại tiếp tục gây bất lợi đối vớithị trường và bị phản ứng. Theo nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư, nếumột số quy định trong thông tư này đưa vào áp dụng thì thị trường BĐS cónguy cơ “đóng băng”.

Cụ thể hơn, theo dự thảoquy định, kể từ ngày 8-8, trong phạm vi một tỉnh, TP trực thuộc Trungương, mỗi hộ gia đình hoặc cá nhân khi tham gia góp vốn hoặc hợp tác đầutư với chủ đầu tư chỉ được phân chia một căn nhà ở (nhà biệt thự, nhàriêng lẻ, căn hộ chung cư).

Câu hỏi đặt ra: Vì saomỗi người chỉ được phép mua một căn nhà mà không phải nhiều hơn, tùythuộc vào điều kiện tài chính? Ngoài ra, dự thảo còn quy định, khi gópvốn, bên được phân chia nhà ở không được chuyển nhượng quyền sử dụng chotổ chức, cá nhân khác. Nếu người được phân chia qua đời thì người thừakế mới tiếp tục được hưởng.

Nhận định về điều khoảnnày, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, cho rằng: “Mỗi hộgia đình hoặc cá nhân khi tham gia góp vốn vào dự án chỉ được chia mộtnhà ở là bất hợp lý, đi ngược với thông lệ quốc tế và ở góc độ nào đóđang làm khó thị trường BĐS”.

Một vấn đề khác cũng đanggây tranh cãi là theo điều 19 của dự thảo, hộ gia đình, cá nhân, tổ chứckhông có chức năng kinh doanh BĐS khi chuyển nhượng hợp đồng góp vốnphải có chứng nhận của cơ quan công chứng. Theo các doanh nghiệp, nếuphải thêm phần công chứng sẽ khiến giao dịch thêm rối và mất thời gian,bởi vì trước nay, việc mua bán được thực hiện rất nhanh gọn...

Hiệp hội BĐS TPHCM vừa cóvăn bản gửi các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan để tập hợp ý kiếnnhằm phản ánh những bất cập trong dự thảo để gửi cho Bộ Xây dựng trướckhi thông tư được ban hành. Theo nhận định của các chuyên gia địa ốc,dưới tác động của Nghị định 69, Nghị định 71 và Thông tư 13, thị trườngBĐS có nguy cơ lại “đóng băng”.

Theo Hoàng Lan
Người lao động
 

 


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.