Bi hài với quảng cáo siêu rẻ

Vừa đi làm về, chị Quỳnh Anh (Hà Nội) tá hỏa khithấy bức tường vừa sơn đã chi chít những quảng cáo như: Thông tắc bể phốt; cắttrĩ; điều trị vô sinh, chữa liệt dương, sinh lý yếu...

Vừa đi làm về, chị Quỳnh Anh(Hà Nội) tá hỏa khi thấy bức tường vừa sơn đã chi chít những quảng cáo như:Thông tắc bể phốt; cắt trĩ; điều trị vô sinh, chữa liệt dương, sinh lý yếu...

Chưa kịp định thần, chị còn thấy trên khe cổng một mớ tờ rơi đủ kích cỡ to nhỏ,lớn bé quảng cáo khoan cắt bê tông, đổi gas, bình nước... Trước đó 3 hôm, chị đãhuy động cả nhà hì hụi bóc bỏ những tấm dán quảng cáo đầy nhạy cảm "cắt trĩ","điều trị vô sinh", "chữa liệt dương, sinh lý yếu"... đến giờ, bức tường lại trởnên lem nhem, nhếch nhác. Chị vơ vội mớ tờ rơi, ném tọt vào thùng rác, tức tưởigọi người đến sơn lại mặt tiền ngôi nhà.

"Mất công thuê thợ về sơn lại tường hết gần 400.000 đồng rồi nơm nớp lo bứctường tiếp tục bị bôi bẩn. Đi làm cả ngày, từ sáng đến chiều muộn mới về nêncũng khó "bắt tận tay, day tận trán"", chị Quỳnh Anh than.

Bi hài với quảng cáo siêu rẻ
Quảng cáo "thông cống công nghệ mới, không đục phá" dán trên hộp điện gây phản cảm cho người dân. Ảnh: Bách Hợp.

Anh Nguyễn Văn Thành(Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, mỗi lần đi qua đường Phạm Hùng lại khôngnhịn được cười khi nhìn biển quảng cáo “siêu thị đồ lót” và mũi tên cùngdòng “300m” trỏ xuống lòng đất viết trên tấm tôn chắn đường. “Quảng cáonhư thế chả khác gì chơi xỏ người ta, nói người ta xuống âm ty mà mua đồlót”, anh Thành phì cười. Anh nhớ lại, lần đầu tiên chở bạn gái qua đây,cả hai ôm bụng cười ngặt nghẽo vì không thể hình dung được cái siêu thịnói trên ở đâu.

Mãi sau này, có dịp đi qua con phố gần đó, anh Thành mới biết đúng là cósiêu thị đồ lót thật và vẫn ấn tượng mãi cách quảng cáo này. Chủ cửahàng nói trên cho biết, họ không cố ý tạo ra sự hiểu lầm cho khách.“Shop cách xa đường lớn, mà không làm cách nào để khách nhận biết được,nên nhân viên đành phải vẽ đường kiểu đó chứ chúng tôi không chủ đíchgây chuyện hài”, chị này chia sẻ.

Đi trên đường Láng, anh Tùng (Hai Bà Trưng, Hà Nội) xây xẩm mặt mày vìbị tấm phocmica "đáp" thẳng vào mặt. Nhặt tấm bảng lên, anh bàng hoàngnhìn dòng chữ "chữa hắc lào, tổ đỉa, thuốc gia truyền", trên vẫn cònlủng lẳng chiếc đinh 5 phân. Một lúc lâu sau, anh này mới biết tấm bảngnhựa nói trên được đóng thẳng trên cây, gió to nên rơi xuống đường."Quảng cáo thế này mới "độc", đúng là một lần không thể nào quên, vừađau, vừa ấn tượng", anh Tùng xuýt xoa.

Nạn nhân của tấm biển quảng cáo "chữa hắc lào, tổ đĩa" cho biết, nếu cóbị bệnh cũng chẳng đời nào đi chữa ở những nơi này. "Quảng cáo chữa bệnhphải làm cho người ta tin tưởng, an tâm. Đây thì ngay ấn tượng ban đầuđã xấu thì làm sao còn muốn đến đó", anh Tùng nói

Giải thích về lý do tiếp tục quảng cáo sai quy định, gây bức xúc chonhững người xem, chủ một cửa hàng khoan cắt bê tông cho hay, họ vẫn làmvì đây là hình thức rẻ nhất. Khi photo, một tờ giấy A4 có thể cắt đượcthành hai tờ quảng cáo, và mỗi tờ chỉ tốn 150 đồng. Như vậy, dán 1.000tờ quảng cáo trên tường chi mất 150.000 đồng, kèm theo một lọ keo 5.000đồng. 1 tấm phocmica chưa đầy 50.000 đồng có thể cắt thành 4-5 miếng nhỏtreo trên cây cả tháng, cả năm mà không lo bị hỏng.

Còn hình thức cộp mác, vẽ sơn chỉ mất chưa đầy 200.000 đồng và hiệu quảhơn dán giấy vì chịu được mưa, gió. "Một số tiền quá quả nhỏ so với chiphí quảng cáo trên phương tiện truyền thông như báo đài", anh nói.

Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến giữa nămnay, cơ quan này đã đề nghị các doanh nghiệp viễn thông ngừng cung cấpdịch vụ đối với hơn 1.300 số điện thoại quảng cáo rao vặt vi phạm quyđịnh của thành phố. Tuy nhiên, chính đại diện các quận, huyện cũng phảithừa nhận, sau đại lễ 1.000 năm, tình trạng quảng cáo rao vặt lại tiếptục tái diễn với nhiều hình thức tinh vi, làm xấu cảnh quan đô thị, mộtsố bảng quảng cáo rao vặt tập trung do thành phố lắp đặt chưa phát huyđược hiệu quả.

Chị Thùy Linh, một nạn nhân có nhà thường xuyên bị quảng cáo xâm chiếmmặt tiền cho rằng, hình thức này mang tính chất thách thức chính quyềnvì sau mỗi đợt địa phương ra quân xóa quảng cáo, ngay lập tức các chủkinh doanh ngay lập tức lại thuê người dán và ‘cộp’ lại, ngày càng nhiềuhơn.

"Để xóa triệt để vấn nạn này, tôi cho rằng địa phương cần phải sử dụngbiện pháp mạnh là bắt những người đi dán quảng cáo phải xóa chính sảnphẩm của họ, thậm chí phạt tiền", chị Linh nói.

Trong khi đó, giám đốc một công ty quảng cáo có trụ sở tại Hà Nội chiasẻ: "Với các đơn vị kinh doanh nhỏ, họ không đủ tiền để quảng cáo trênbáo chí, chưa biết cách tiếp thị trực tiếp sao cho hiệu quả. Vì vậy, họchọn cách bôi bẩn đường phố, nhà dân để quảng bá cho dịch vụ của mìnhbất chấp những hệ quả tiêu cực về mỹ quan đường phố". Chuyên gia nàycũng cho rằng, nếu người dân thể hiện rõ thái độ bằng cách quay lưng vớicác dịch vụ này, đồng thời cơ quan quản lý xử phạt thật nặng thì hiệntượng quảng cáo bôi bẩn đường phố sẽ dần chấm dứt.
 

Theo Bách Hợp - Hà Đan
         Vnexpres



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.