Bội chi ngân sách - "Khuyết tật" của nền kinh tế

Đánh giá cao nỗ lực điều hành của Chính phủ cũng như những kết quả đạt được trên nhiều lĩnh vực trong năm 2010, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn còn nhiều khó khăn... nhưng phần lớn các đại biểu cũng tỏ ra quan ngại trước những bất ổn vĩ mô, vốn kéo dài nhiều năm qua, đặc biệt là vấn đề bộ chi ngân sách.

Bên cạnh câu chuyện Vinashin và vấn đề bô xítTây Nguyên, các vấn đề kinhtế - xã hội của năm 2010 và kế hoạch cho 2011 cũng nhận được không ít sựquan tâm.

Đánh giá cao nỗ lực điều hành của Chính phủ cũng như những kết quảđạt được trên nhiều lĩnh vực trong năm 2010, đặc biệt là trong bối cảnh tìnhhình thế giới vẫn còn nhiều khó khăn... nhưng phần lớn các đại biểu cũng tỏ raquan ngại trước những bất ổn vĩ mô, vốn kéo dài nhiều năm qua, đặc biệt là vấnđề bộ chi ngân sách.

Về dự toán và phân bổ ngân sách T.Ư năm 2010, nhiều đại biểu cho rằng, Chínhphủ cần sắp xếp lại cơ chế và cơ cấu chi, trong đó tăng chi cho các côngtrình phúc lợi, an sinh xã hội và huy động các nguồn vốn xã hội đầu tư chophát triển; Sắp xếp và cân đối lại mặt bằng chi, theo hướng đáp ứng nhu cầuthật cơ bản giữa các địa phương; điều chỉnh một số hệ số và điều hành hợp lýđể có nhiều nguồn thu hơn.

Thực tế cho thấy, tăng trưởng năm 2010 của ViệtNam khó có thể đạt được mục tiêu 6,7% như kỳ vọng vì những bất ổn như lạmphát, bội chi, nhập siêu... vẫn hiển hiện. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằngđây là những "khuyết tật" của nền kinh tế cần sớm sửa chữa.

Theo phân tích của đại biểu Trần Du Lịch thì bội chi ngân sách trong nămqua tiếp tục ở mức cao và có thể kéo dài sang năm 2011, chủ yếu do Chínhphủ tiếp tục áp dụng chính sách tài khóa nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng.Như vậy chất lượng tăng trưởng thực chất của nền kinh tế không được cảithiện bởi vấn dựa chủ yếu vào tín dụng và đầu tư công.

Về dự toán ngân sách Trung ương năm 2011, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội)cho rằng, phải minh bạch hoá chi ngân sách và lập hành lang pháp lý để nângcao tính minh bạch vì đây là mồ hôi nước mắt của nhân dân. Hàng năm cần phảicông khai hóa việc chi ngân sách như thế nào và hiệu quả mà nó đem lại. ÔngĐào cũng đề nghị phải rà soát lại tất cả các tập đoàn, các lãnh đạo tập đoànvà cho họ thấy rõ trách nhiệm khi đang sử dụng vốn, tài sản của nhân dân.

Bội chi ngân sách - "Khuyết tật" của nền kinh tế

Đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) cũng bày tỏ sự lo lắng về bội chingân sách vì con số bội chi ngân sách trên thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều sovới mức dự kiến của Chính phủ là 5,5% cho năm 2011. Theo đại biểu Dung,nếu tính cả những khoản ngoài ngân sách vào như: ODA (tương đương khoảng3,2 tỷ USD), trái phiếu Chính phủ (45.000 tỷ đồng); các khoản ghi thu, ghichi (khoảng 12.500 tỷ đồng thì chi ngoài ngân sách khoảng 82.500 tỷ đồng.

Như vậy bội chi ngân sách của chúng ta thực tế lớn hơn rất nhiều chứkhông phải giữ được 7%. Năm 2011, nếu đưa cả các khoản ngoài ngânsách vào trong ngân sách thì bội chi có thể lên tới 10,5% chứ khôngphải là 5,5%. Đây là con số đáng lo ngại.

Đại biểu Dung trăn trở: “Tại sao trong khinợ công chúng ta cộng những thứ ngoài ngân sách đó vào, nhưng tính bội chingân sách thì không? Chúng tôi cho rằng làm như thế không tôn trọng sự thật.Chúng ta cũng vừa nói rằng Vinashin báo cáo không đúng với Chính phủ, thậmchí Quốc hội giám sát báo cáo cũng không đúng, năm 2008 vẫn còn báo cáo 605tỷ đồng lãi, năm 2009 cũng lãi… Nếu không nhìn đúng vào sự thật sẽ khônggiải quyết được vấn đề”.

Do đó, đại biểu Dung kiến nghị, Chính phủ vàQuốc hội phải sớm đưa tất cả những khoản chi ngoài ngân sách vào trong ngânsách để kiểm soát, lúc đó mới có con số đúng để đánh giá.

Giải đáp thắc mắc của các đại biểu, Bộ trưởng Bồtài chính Vũ Văn Ninh cho rằng, thực tế nước ta, nhu cầu chi rất lớn để đầutư hạ tầng, giao thông, thủy điện… trong khi nguồn thu từ những công trìnhnày rất ít, chậm. Mặt khác, chi thường xuyên, trong đó chi cho an sinh, xãhội năm qua tăng mạnh. Muốn giảm bội chi, chúng ta hoặc phải tăng thu ngânsách, hoặc phải giảm đầu tư.

Tuy nhiên, theo ông Ninh, hàng loạt chính sáchthuế của chúng ta vừa qua giảm (như thuế Thu nhập doanh nghiệp), nên khảnăng tăng nhanh thu ngân sách rất khó, trong khi nhu cầu đầu tư phát triểncũng vẫn lớn. Do vậy, tình trạng bội chi ngân sách sẽ chưa thể khắc phụctrong một sớm một chiều.

Kết thúc buổi thảo luận, hầu hết các đại biểu góp ý kiếncho rằng, bội chi ngân sách năm 2011 là 5,5% so với GDP như dự kiến là quácao, cần đưa về mức dưới 5% mới hợp lý và phải có giải pháp để mức bội chigiảm dần theo từng năm, không thể tăng theo từng năm như thời gian qua.

TheoTT
DĐDN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.