Các dự án “tỷ đô” bị rút phép: Cái giá của thành tích

Tại Bà Rịa Vũng Tàu, UBND tỉnh cũng đã ký quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư bất động sản của Công ty TNHH xây dựng và phát triển AJ Vietstar (vốn Hàn Quốc) do không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án.

Hàng loạt dự án FDI đăng ký hàng tỷ USD bị rút giấy phép đầu tư do không đủnăng lực tài chính là hệ lụy của việc chạy đua thành tích sau một thời giandài tại nhiều địa phương.

Những “siêu” dự án bị vỡ

Tỉnh Quảng Nam đang hoàn thành các thủ tục rút giấy phép đầu tư của 3 dựán FDI trong lĩnh vực bất động sản do triển khai quá chậm tiến độ đó là:Dự án Bãi biển Rồng do hai Công ty Tano Capital, LLC và Công ty GlobalC&D Inc (Mỹ) làm chủ đầu tư;

Dự án du lịch sinh thái biển cao cấp Pegasus Fund của nhà đầu tư Mỹ vàdự án khu du lịch Quê Việt của nhà đầu tư Canada. Trong đó, Dự án Bãibiển Rồng có giá trị lên tới 4,15 tỷ USD.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND tỉnh cũng đã ký quyết định chấm dứt hoạtđộng và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư bất động sản của Công ty TNHH xâydựng và phát triển AJ Vietstar (vốn Hàn Quốc) do không đủ năng lực tàichính để thực hiện dự án.

Không chỉ có các dự án liên quan đến BĐS mới xảy ra tình trạng như vậy.Dự án khu liên hợp thép Cà Ná ở tỉnh Ninh Thuận có tổng vốn đầu tư dựkiến gần 9,8 tỷ USD, được khởi công giai đoạn 1 vào cuối năm 2008 đangphải tìm chủ đầu tư mới.

Đây là dự án do Công ty Maju Stabil SDN (thuộc Tập đoàn Lion Group củaMalaysia) làm chủ đầu tư. Được biết, tỉnh Ninh Thuận đã liên lạc vềMalaysia, nhưng nhà đầu tư bặt vô âm tín...!

Còn ở Khánh Hòa, tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh cũng đã thu hồi giấy chứngnhận đầu tư dự án Khu phức hợp công nghiệp nặng STX Vina của tập đoànSTX (Hàn Quốc). Với tổng mức đầu tư 500 triệu USD, dự án được coi là lớnnhất trong số các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép vàoKhánh Hoà…

Ngoài một số dự án đã và đang trong giai đoạn thu hồi giấy phép, khôngít các dự án FDI hiện nay cũng đang có “vấn đề”. Như siêu dự án thép 16tỷ USD, chủ đầu tư là Formosa- Đài Loan đã xin Thủ tướng miễn hạn mứctín dụng, miến thuế nhập khẩu, thuế nhà thầu… với lý do nếu không nhậnđược những hỗ trợ này thì dự án sẽ không thể thực hiện được vì thiếu vốn!

Các dự án “tỷ đô” bị rút phép: Cái giá của thành tích
Siêu dự án 4,15 tỷ USD Bãi Biển Rồng sẽ bị rút giấy phép vì nhà đầu tư Mỹ “thất hứa”

Rồi dự án thép Guang Lian Dung Quất sau 4 lần đổi giấy chứng nhận đầu tư,giờ lại tăng vốn, tăng công suất, tăng diện tích đất và kèm theo đó làtăng tiến độ lên 4 năm nữa…

Cái giá từ cuộc chạy đua thành tích!

Không khó để nhận ra những hệ lụy sau khi hàng loạt các dự án lớn bị rútgiấy phép. Đó không chỉ là việc gây lãng phí đất, làm mất cơ hội củanhiều nhà đầu tư khác mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dânnằm trong diện phải di dời phục vụ dự án. Đấy là chưa nói đến những khókhăn trong công tác quản lý mà chính quyền sẽ phải đối mặt.

Nhưng vấn đề là vì sao các địa phương vẫn rất ưu ái cho các dự án FDI.Theo ý kiến nhiều địa phương, từ trước đến giờ, FDI luôn được coi là mộtchỉ số quan trọng để đánh giá môi trường đầu tư cũng như tốc độ pháttriển KT-XH của tỉnh và cuộc chạy đua về khả năng thu hút vốn FDI diễnra phổ biến.

Có những tỉnh như Ninh Thuận, chỉ cần 1 dự án vốn tới 9,8 tỷ USD, ngaylập tức đang từ thứ hạng cuối cùng đã lọt vào top 10 các tỉnh thu hútnhiều vốn FDI nhất!

Ông Lê Trí Thanh, Trưởng ban xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam cũng đã thừanhận với báo chí: “Trước đây, tỉnh Quảng Nam chú trọng chạy đua về thuhút vốn FDI nên đã không chú tâm vào vấn đề chất lượng dự án, tiềm lựcnhà đầu tư. Cuộc chạy đua ấy còn dẫm đạp lên nhau, gây tổn hại cho chínhđịa phương và làm xấu đi hình ảnh quốc gia”.

Các dự án “tỷ đô” bị rút phép: Cái giá của thành tích

Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),tính từ đầu năm đến ngày 20/8, tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) đăng ký cấp mới đã đạt con số 658 với 10,79 tỷ USD, gần bằng mộtnửa so với mục tiêu 22 - 25 tỷ USD vốn FDI đặt ra cho năm nay.

Tuy nhiên, giải ngân vốn FDI đến thời điểm này mới chỉ ở con số 7,25 tỷUSD. Nếu so với mục tiêu giải ngân là 10 tỷ USD trong năm 2010 thì consố này có thể coi là khả quan. Nhưng rõ ràng, ngay cả mục tiêu giải ngânmà chúng ta đề ra đủ để thấy sự khiêm tốn so với vốn đăng ký đến nhườngnào.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cũng đã đề nghị cácđơn vị liên quan tiếp tục thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tiếptục rà soát lại xem những dự án sử dụng nhiều đất, năng lượng, gây ônhiễm môi trường, những dự án vốn đăng ký cao nhưng tỷ lệ vốn thực hiệnquá thấp, xem xét lại cơ cấu đầu tư cho phù hợp.

Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại, cùngvới việc xem xét mức độ phù hợp của từng dự án thì vấn đề nâng cao nănglực cán bộ quản lý FDI trong khâu thẩm định, thẩm tra dự án là điều rấtquan trọng nhằm hạn chế những rủi ro.

Theo Lan Hương
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.