“Các nước châu Á đã tính đến kiểm soát vốn”

Ông Frederic Neumann, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế tại ngân hàng HSBC, trong buổi họp của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại TPHCM cho rằng các nhà hoạch định chính sách kinh tế châu Á đã tính đến chính sách đó và họ thực sự muốn thực hiện.

Sau khi Viện Tài chính quốc tế dự báo tổng tiền đầu tư vào các nước đangphát triển châu Á năm 2010 có thể là 272,4 tỷ USD, các chuyên gia tại ngânhàng HSBC và Barclays cho rằng, các nước châu Á đang tiến hành kiểm soát vốn.
“Các nước châu Á đã tính đến kiểm soát vốn”
Ông Frederic Neumann

Ông Frederic Neumann, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế tại ngân hàngHSBC, trong buổi họp của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tại TPHCM cho rằng cácnhà hoạch định chính sách kinh tế châu Á đã tính đến chính sách đó và họ thực sựmuốn thực hiện.

Tháng 4/2010, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thể hiện sự ủng hộ đối với việcđánh thuế vốn đầu tư để ngăn các đồng tiền các nước Mỹ - Latinh tăng giá quánhanh.

Một cơ quan của Liên Hợp quốc vào tháng trước cũng đưa ra quan điểm tương tự,cơ quan này nhận định Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Indonexia và Hàn Quốc hiệnđang chịu nhiều rủi ro từ dòng vốn ngắn hạn.

Ông Kevin Lu, chuyên gia tài chính tại Ngân hàng Thế giới, cho biết chính phủmột số nước châu Âu vào tháng trước đã tính đến việc đưa ra chính sách kiểm soátvốn.

Ông Michael Drexler, trưởng bộ phận chiến lược tại chi nhánh ngân hàng đầu tưcủa ngân hàng Barclays, cho rằng: “Đôi khi sự hãm phanh là cần thiết” dù việckiểm soát dòng vốn không có hiệu quả trong dài hạn nhưng lại phát huy nhiều tácdụng tích cực trong ngắn hạn nếu chính phủ các nước rõ ràng về mục tiêu, khungthời gian và chính sách thoái lui.

Các nước châu Á có thể hưởng lợi từ việc kiểm soát vốn để giúp hạn chế nhữngdòng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính. TheoADB, tiền vào khu vực châu Á có thể mạnh hơn khi các Ngân hàng Trung ương đồngloạt nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Theo Mai Tú
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.