Chuyên gia quốc tế "nửa mừng nửa lo" cho lạm phát tại VN

Cho rằng việc lạm phát hạ nhiệt phản ánh sự ổn định cũng như tạo dư địa để Chínhphủ nới lỏng tiền tệ, nhưng giới chuyên gia nước ngoài cũng cảnh báo, CPI tăngâm trong tháng 6 là dấu hiệu bất lợi cho sản xuất và tiêu dùng.

Cho rằng việc lạm phát hạ nhiệt phản ánh sự ổn định cũng như tạo dư địa để Chínhphủ nới lỏng tiền tệ, nhưng giới chuyên gia nước ngoài cũng cảnh báo, CPI tăngâm trong tháng 6 là dấu hiệu bất lợi cho sản xuất và tiêu dùng.

Với tựa đề Lạm phát tại Việt Nam “tích cực một cách đáng ngạc nhiên”, báo cáomới nhất của JP Morgan Chase thừa nhận, tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm tại ViệtNam (tăng 6,9% so với cùng kỳ 2011) là khả quan hơn so với dự báo trước đó(7,1%) do chính định chế tài chính này đưa ra. Trước đó, trong một khảo sát đượchãng tin Bloomberg thực hiện đối với các chuyên gia kinh tế, mức lạm phát dự báothậm chí còn lên tới 7,5%.

Chuyên gia quốc tế "nửa mừng nửa lo" cho lạm phát tại VN
Các chuyên gia nước ngoài dự báo lạm phát tại Việt Nam sẽ tăng nhẹ trở lại vào cuối năm. Nguồn: JP Morgan

Theo JP Morgan, với diễnbiến hiện tại, lạm phát tại Việt Nam sẽ tiếp tục có xu hướng hạ nhiệt vàchạm đáy vào khoảng tháng 10 (CPI khi đó chỉ tăng khoảng 4,2% so vớicùng kỳ 2011), trước khi tăng nhẹ vào cuối năm. Mức lạm phát dự kiếnđược hãng này đưa ra cho cả năm 2012 là khoảng 8,1%. Con số này thấp hơnđáng kể so với mức 9,5% được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trước đó.

JP Morgan cho rằng việc lạm phát hạ nhiệt là dấu hiệu tích cực và sẽmang lại cho Việt Nam 2 lợi ích lớn: Trước hết, lạm phát thấp là dấuhiệu tốt cho ổn định kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán cũng như cơ hộiđể Việt Nam tiếp tục cải thiện dự trữ ngoại hối. Thứ hai, CPI tăng chậmcũng giúp Chính phủ có dư địa lớn hơn để nới lỏng chính sách tiền tệ,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vốn đang rất chậm chạp hiện nay (tăng GDPquý một chỉ đạt 4%).

Tuy nhiên, chia sẻ quan ngại về tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, hãngtin Bloomberg trích dẫn nhận định của Ngân hàng ANZ cho rằng đà giảm củalạm phát hiện nay chủ yếu do giảm giá nguyên - nhiên liệu, giá thực phẩmtrên thị trường thế giới, đặc biệt là cầu tiêu dùng nội địa thấp hơnnhiều so với dự báo”. Ngoài ra, những lo ngại về tình trạng sức khỏengân hàng cũng có thể ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư và tăngtrưởng của Việt Nam trong năm nay.

Cũng đánh giá về kinh tế vĩ mô của Việt Nam sau khi số liệu CPI 6 thángđược công bố, tờ China Post (Trung Quốc) cho rằng, việc lạm phát hạnhiệt là đáng mừng nhưng GDP chỉ tăng 4% cũng là thấp nhất trong vòng 3năm qua. Báo này cho rằng CPI tăng chậm chủ yếu do hệ quả của việc thắtchặt tiền tệ và sự sụt giảm nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chínhcủa Việt Nam. Việc cắt giảm liên tục các loại lãi suất điều hành củaNgân hàng Nhà nước trong thời gian qua được China Post nhìn nhận là phảnứng chính sách của Việt Nam trước tình trạng GDP tăng chậm.

Trước đó, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 6 củaViệt Nam giảm 0,26%, là lần đầu tiên ở mức âm sau 38 tháng. So với cùngkỳ năm 2011, mặt bằng giá hiện tại cao hơn khoảng 6,9%. Theo báo cáo củaChính phủ tại kỳ họp Quốc hội vừa qua (dựa trên số liệu tính đến hếttháng 5), GDP 6 tháng có thể tăng khoảng 4,31%. Tuy nhiên, sau khi kếtthúc 6 tháng, cơ quan thống kê đang tính toán lại và số liệu thực tế cóthể cao hơn, đạt khoảng 4,4-4,6%.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.