Doanh nghiệp địa ốc đang chờ "chết" trên đống tiền

Mặc dù nắm trong taycả chục dự án bất động sản lớn, nhỏ nhưng hiện giờ doanh nghiệp muốn báncũng không thể được ngay cả khi đã giảm giá 3040%.

Mặc dù nắm trong tay cảchục dự án bất động sản lớn, nhỏ nhưng hiện giờ doanh nghiệp muốn bán cũng khôngthể được ngay cả khi đã giảm giá 30-40%.

Đó là chưa kể đến lượng hàng tồnkho lớn đang nằm chờ.

Tiền nằm trong đất

Vốn là tổng giám đốc của doanh nghiệp có số vốn lên đến 1.200 tỷ đồng, nhưng giờđây ông Nguyễn Quốc T. buộc phải buông tay ngồi nhìn cả chục dự án đang đắpchiếu vì không có người hỏi mua.

Doanh nghiệp địa ốc đang chờ "chết" trên đống tiền
 

Chia sẻ với PV, ông T cho biết,năm 2002 ông bắt đầu tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.Mặc dù trải qua bao thăng trầm, nhưng do nắm bắt được cơ hội doanh nghiệp củaông dần lớn mạnh từ chỗ xuất phát điểm chỉ là doanh nghiệp thi công các côngtrình xây dựng nay công ty của ông đã có tới gần 10 dự án bất động sản lớn ở cácthành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... và một hệ thống nhà máy sảnxuất nguyên vật liệu xây dựng

Tuy nhiên, những thành quả mà công ty đã đặt được sau hơn 10 năm vun đắp giờđang có nguy cơ bị mất trắng do những biến động khôn lường của nền kinh tế. Gần1 năm nay các nhà máy sản xuất vật liệu hoạt động cầm chừng do không có đơn đặthàng từ các doanh nghiệp, các dự án đang thực hiện dở dang không có tiền làmtiếp....Để có tiền công ty của ông T đã buộc phải chào bán một số dự án bất độngsản nhưng chào bán cả nửa năm nay mà vẫn không có đối tác hỏi mua bởi một điềuđơn giản các doanh nghiệp khác cũng không có tiền.

Không phải chỉ doanh nghiệp của ông T, mà nhiều doanh nghiệp bất động sản kháccũng đang trong tình trạng sống dở chết dở vì vốn ngân hàng không được được giảingân, doanh nghiệp muốn vay thì phải trả lãi suất cao thậm chí cao hơn tỷ suấtlợi nhuận. Dự án đang triển khai dở dang giờ buộc phải ngừng lại, khách hàng gâymọi áp lực để đòi lại tiền…

Theo ông Phạm Xuân Cần - Chủ tịch công ty tư vấn BĐS Sohovietnam, trong số nhữngdoanh nghiệp đang chào bán dự án, có doanh nghiệp đã vay tiền của ngân hàng, huyđộng vốn của khách hàng để mua đất làm dự án, rồi ứng vốn của nhà thầu hoặc bằngphát hành trái phiếu chuyển đổi để xây dựng, nhưng do đầu ra cho sản phẩm khôngcó nên không có doanh thu trả lãi ngân hàng và nhà thầu nên buộc phải bán dự án.

Cũng có nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn trước đây đã kiếm tiền rất nhiều vàrất dễ từ bất động sản nên tham vọng mở rộng đầu tư trong lĩnh vực này bằng cáchlấy tiền lãi của dự án đã bán để đầu tư tiếp vào các dự án khác, nhưng trong bốicảnh hiện nay không có tiền để đầu tư nhiều dự án cùng một lúc nên buộc phải tìmcách bán bớt một số dự án.

Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp không có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sảnnhưng lại nhảy vào thị trường này lúc sốt bằng cách lấy tiền lãi từ ngành nghềkinh doanh chính để mua dự án, nhưng bây giờ không triển khai được và buộc phảibán dự án để quay lại ngành nghề kinh doanh chính hoặc cứu doanh nghiệp khi màngành nghề kinh doanh chính cũng khó khăn.

Thậm chí, có dự án bất động sản trước đây bán tốt, chủ đầu tư đã thu được tiềncủa khách hàng, nhưng lại dùng tiền thu được đem đi đầu tư dự án khác, nhưng bâygiờ, lượng hàng còn lại không bán được nên không có tiền xây tiếp nên cũng phảitính đến phương án bán dự án, nếu không dự án sẽ đình trệ và khách hàng mua rồisẽ khiếu kiện.
 
Lực bất tòng tâm

Mặc dù, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn đang nỗ lực hết sức để tìm cáchthoát khỏi "vũng lầy" tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay xem ra mọi cố gắng đềuvô ích.

Theo phân tích của các chuyên gia, sở dĩ doanh nghiệp bị dồn vào thế đường cùnglà do doanh nghiệp không tự lượng sức mình, đầu tư dàn trải quá nhiều dự án.Tiền thì không phải là doanh nghiệp không có nhưng tất cả hiện giờ đang nằmtrong đất, muốn có tiền doanh nghiệp buộc phải chờ đợi.

Chờ thị trường tốt lên, thanh khoản cải thiện doanh nghiệp mới có thể bán đượcdự án, bán được nhà thu được tiền của khách hàng rồi dự án mới tiếp tục đượctriển khai. Còn nếu thị trường cứ kéo dài tình trạng này thì doanh nghiệp chỉ cóthể gồng gánh trong một thời gian ngắn nữa.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, mới đây Ngân hàng nhà nước và Bộ Xây dựngđã đưa ra một loạt các giải pháp như hạ lãi suất cho vay, mở hầu bao cho vay mộtsố khoản mục bất động sản, mua lại một phần quỹ nhà chung cư của các doanhnghiệp bất động sản để làm nhà công vụ, nhà tái định cư... nhưng xem ra nhữngbiện pháp đủ mạnh để cứu vãn tình hình.

Theo VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.