EVN vẫn chi phối: Làm sao có thị trường điện cạnh tranh?

Từ 17 tới, thị trường phát điện cạnh tranhchính thức vận hành, chậm tiến độ 3 năm. Các nguồnlớn vẫn thuộc EVN. Tuy nhiên, ông Dương Quang Thành,Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)vẫn khẳng định không hề có sự chậm trễ ở đây. Cònthời gian khi nào tách các nhà máy điện khỏi EVN, cổphần hóa thì chưa rõ.

Từ 1/7 tới, thị trường phát điện cạnh tranhchính thức vận hành, chậm tiến độ 3 năm. Các nguồnlớn vẫn thuộc EVN. Tuy nhiên, ông Dương Quang Thành,Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)vẫn khẳng định không hề có sự chậm trễ ở đây. Cònthời gian khi nào tách các nhà máy điện khỏi EVN, cổphần hóa thì chưa rõ.

Không chậm trễ?

Việc chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnhtranh của EVN hiện đang chậm chạp, các nhà máy thủyđiện nhỏ vẫn chưa được cổ phần hóa tách ra khỏi EVN.Điều gì đã cản trở quá trình này?

- Theo quy định của thị trường, phải có 4 yếu tốhoàn thành. Thứ nhất là khuôn khổ pháp lý, thứ hailà hạ tầng công nghệ thông tin, thứ ba là nhân sự vàthứ 4 là cơ cấu nguồn điện tham gia thị trường.

Hiện nay một số nhà máy thủy điện đa mục tiêu theoquy định không tham gia thị trường. Vì những nhà máynày chịu điều tiết không chỉ của trung tâm điều độhuy động phát điện mà còn phải thực hiện nhiệm vụchống lũ. Ví dụ như nhà máy thủy điện Hòa Bình, Trịan, Yaly...

Một số nhà máy thủy điện nhỏ ngoài EVN có hồ điềutiết theo ngày đêm, không phải theo tuần nên cũngkhông tham thị trường.

Hiện nay theo phê duyệt của Bộ Công Thương, có 29nhà máy đủ điều kiện tham gia thị trường phát điệncạnh tranh từ 1/7. EVN đang phối hợp với Cục Điềutiết điện lực, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thươnghoàn thành đủ điều kiện để thực hiện thị trường phátđiện cạnh tranh từ 1/7

Như vậy, không hề có chậm trễ trong việc chuẩn bịthị trường phát điện cạnh tranh.

EVN vẫn chi phối: Làm sao có thị trường điện cạnh tranh?


Ông Dương Quang Thành.

Bao giờ tách nhà máy điện khỏi EVN?

Nhiều ý kiến đang băn khoăn EVN chiếm tỷ lệ lớn cácnhà máy điện thì việc tham gia thị trường khó có sựminh bạch.Các nhà máy điện trực thuộc EVN sẽ thamgia thị trường điện thế nào?


- Hiện nay, một số nhà máy vẫn do EVN nắm 100%, mộtsố nhà máy EVN chỉ nắm cổ phần chi phối. Tổng nguồnEVN nắm đang chiếm 66% trên hệ thống điện. Để đápứng thị trường theo Quyết định 26 của Thủ tướng banhành năm 2006 vừa rồi, Bộ Công thương thành lập 3Tổng công ty Phát điện (Genco) trên cơ sở các nhàmáy điện của EVN, hạch toán độc lập.

Tuy nhiên, trước mắt vẫn phụ thuộc EVN nhưng sau nàycó điều kiện sẽ tách ra, cổ phần hóa toàn Tổng côngty. Việc minh bạch hóa các nhà máy tham gia thịtrường sẽ dần được đáp ứng theo nhu cầu của thịtrường, cũng như theo Quyết định 26.

Theo lộ trình thì thị trường phát điện cạnh tranh sẽhoàn chỉnh vào năm 2014, vậy chỉ còn 2 năm nữa, liệuthời gian ngắn này có đủ để các tổng công ty phátđiện, điện lực trực thuộc EVN sẽ được cổ phần hóahết?


- Việc thực hiện cổ phần hóa các công ty, tổng côngty phát điện này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thứnhất là ở bản thân các Tổng công ty này.

Hiện nay, khó khăn đặc biệt là vốn của các Tổng côngty này không đáp ứng được nhu cầu của bên cho vayvốn. Trong khi đó, tỷ lệ vốn đầu tư phải lớn nhưnghiện nay chưa đáp ứng được. Vì vậy, trong quá trìnhphê duyệt cổ phần hóa, Thủ tướng đang giao cho EVNbáo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính các giải phápđảm bảo các điều kiện để các công ty này hoạt động,đảm bảo yêu cầu hạch toán độc lập.

Nếu đủ các điều kiện này sẽ tiến hành cổ phần hóa,còn cổ phần hóa thời gian nào thì hiện chúng tôiđang triển khai từng bước. Thời điểm nào phù hợp thìcòn phụ thuộc vào một vài yếu tố khác như thị trườngchứng khoán... Tất nhiên, 2 năm theo tôi khó đủ thờigian để cổ phần hóa số công ty này.

Trong quyết định thành lập các Tổng công ty phátđiện vừa qua, Bộ Công Thương yêu cầu các EVN vẫnphải bảo lãnh nguồn vốn cho các đơn vị này trongvòng 3 năm để hoạt động.

EVN vẫn chi phối: Làm sao có thị trường điện cạnh tranh?
 

Thưa ông, nhà máy thủy điện của EVN thường có giá rẻvà các nhà máy nhiệt điện than thường giá đắt hơnthì liệu, thị trường phát điện vận hành có đảm bảođược tính cạnh tranh?

- Thực ra không phải tất cả các nhà máy thủy điệnđều chào giá rẻ hơn nhà máy nhiệt điện than. Từ 1/7tới, chúng ta sẽ biết được giá chào của các nhà máythế nào chứ. Hiện, hầu hết nhà máy thủy điện mới đưavào vận hành thì khấu hao nhiều, còn những nhà máynhiệt điện than vận hành lâu thì khấu hao thấp chonên vẫn có thể đảm bảo tính cạnh tranh. Vừa rồi quathị trường phát điện cạnh tranh thí điểm thì các nhàmáy nhiệt điện than vẫn phát được trên hệ thống.

Một khó khăn khác trong thị trường phát điện cạnhtranh là việc chuyển đổi giá của các hợp đồng muabán điện, hiên nay đang được thực hiện như thế nào?

Tất cả các nhà máy bên ngoài EVN đến nay đã chuyểnđổi và trong tuần này sẽ hoàn thành việc ký hợpđồng. Còn những nhà máy phụ thuộc EVN thì hiện nay,do thiếu tư cách pháp nhân theo quy định của phápluật nên chưa có chủ thể ký hợp đồng.

Vì vậy, EVN sẽ ký hợp đồng mua bán điện thông quacác Tổng công ty phát điện này. Trong đó, một số nhàmáy được ký hợp đồng đã được thay đổi giá trongkhoảng 5% theo chỉ đạo của Chính phủ.

 Sẽ cố gắng rút ngắn lộ trình hình thành thị trường điện

Trả lời trực tuyến về quy hoạch điện do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức hôm 28/6, thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng chia sẻ: "Từ 1/7, chúng ta chính thức huy động các nhà máy điện và thanh toán tiền điện cho các nhà máy theo bản chào của họ. Đây là bước đi đầu tiên để tiến tới một thị trường hoàn chỉnh, tức chính là thị trường bán lẻ cạnh tranh, từ năm 2022.

Khi thiết kế lộ trình, chúng tôi đã tham khảo kinh nghiệm nhiều nước như Australia, New Zealand, các nước ASEAN, Mỹ, Anh, Ireland.... Tất nhiên, phải tính tới đặc thù của Việt Nam để thiết kế cho phù hợp.

Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi đang cố gắng rút ngắn quá trình chuẩn bị từ nay đến năm 2022 để làm sao thị trường bán lẻ cạnh tranh có thể khởi động sớm hơn.

Trong thời gian tới, khi Quốc hội phê duyệt Luật sửa đổi một số điều của Luật Điện lực, với việc hình thành và phát triển các cấp độ của thị trường điện, cùng đó là tái cơ cấu ngành điện, nhiều thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào, thì tính minh bạch sẽ tăng cao. Hiệu quả, năng suất lao động của ngành điện cũng được tăng lên. Hy vọng tới lúc đó, giá điện sẽ ở mức mà tất cả chúng ta có thể chấp nhận được.

Mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao tính cạnh tranh của thị trường và như vậy, chắc chắn tất cả các nhà đầu tư có nhiều cơ hội để tham gia và được khuyến khích tham gia".



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.