Hàng giả bủa vây người tiêu dùng

Theo Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu VN, có hai nguồn hàng giả, hàng nhái là hàng sản xuất ở VN và hàng sản xuất ở nước ngoài thẩm lậu vào, loại này chiếm 60%75% thị phần. Đã có nhiều doanh nghiệp VN ra nước ngoài đặt hàng giả theo mẫu mã rồi đưa về VN tiêu thụ.

Theo nghị định do Bộ Công Thương đang soạnthảo, mức phạt cao nhất đối với hành vi sản xuất hàng giả là 50 triệu đồngvà tước giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề.

Tại buổi tổng kết công tác 10 nămđấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả theo Chỉ thị 31/1999/CT-TTg do BanChỉ đạo 127 Trung ương tổ chức ngày 6-9 tại Hà Nội, cơ quan này thừa nhận đãtích cực vào cuộc nhưng sau 10 năm đấu tranh, tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Đặt hàng giả từ nước ngoài

Một vấn đề rất đáng lo ngạilà đã không còn khái niệm đối tượng sản xuất hàng giả là người nghèo, ít họcnhư ở giai đoạn trước. Thay vào đó là những lãnh đạo doanh nghiệp, chuyêngia, kỹ thuật viên trình độ cao trong nhiều lĩnh vực và những cơ sở sản xuấtcó quy mô, trang thiết bị hiện đại...

Theo Hiệp hội Chống hàng giảvà Bảo vệ thương hiệu VN, có hai nguồn hàng giả, hàng nhái là hàng sản xuấtở VN và hàng sản xuất ở nước ngoài thẩm lậu vào, loại này chiếm 60%-75% thịphần. Đã có nhiều doanh nghiệp VN ra nước ngoài đặt hàng giả theo mẫu mã rồiđưa về VN tiêu thụ.

Hàng giả bủa vây người tiêu dùng
Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế tiêu hủy hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ

Ông Nguyễn Chí Dũng, Cụctrưởng Chi cục QLTT  Hà Nội, cho biết hàng giả đã “nội địa hóa” bằng phươngthức nhập linh kiện, nhập bán thành phẩm vào VN rồi qua các làng nghề chếtác, gia công, gắn nhãn mác để biến thành hàng ngoại tiêu thụ trên thịtrường.

Về chủng loại, mặt hàng nàocũng có hàng giả, hàng nhái. Từ sản phẩm đơn giản như bao diêm, cây bút đếnđồ công nghệ cao như hàng điện tử, xe máy hoặc mặt hàng liên quan đến sứckhỏe con người như thuốc chữa bệnh...

Trước đây, một loại mỹ phẩmcó mặt trên thị trường khoảng 8 tháng đến 1 năm mới làm giả, làm nhái thìnay chỉ cần 1-2 tháng là đã có hàng giả, hàng nhái tuồn vào qua biên giớiTây Nam và biên giới phía Bắc. Rượu bia là một trong số những mặt hàng bịlàm giả nhiều nhất, chiếm 20%-50% hàng bán trên thị trường, tùy chủng loại.

Không tin vào hiệu quảthực thi

Hàng giả bủa vây người tiêu dùng

Có nhiều nguyên nhân khiếnnạn hàng giả, hàng nhái ngày càng phổ biến song tập trung ở hệ thống phápluật chưa hoàn chỉnh và năng lực thực thi của các cơ quan chức năng chưa đápứng yêu cầu. Nhiều doanh nghiệp bị làm hàng giả đã không còn đề nghị xử lýxâm hại do quá tốn kém và không tin vào hiệu quả thực thi của các cơ quan cóthẩm quyền. Hệ thống pháp luật còn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất, chế tàichưa đủ mạnh để răn đe hoặc quá nặng và chưa phù hợp nên khó thực hiện.

Theo ông Trần Hữu Vinh, Phócục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế - Bộ Công an, đến nay chưa có văn bản nàođưa ra khái niệm chính xác về hàng giả, thế nào là số lượng lớn, bao nhiêulà gây hậu quả nghiêm trọng để làm cơ sở thực hiện.

10 năm qua, các cơ quan chức năng đã kiểm tra, kiểm soát 125.743 vụ vi phạm về sản xuất hàng giả, hàng nhái và xử lý 105.693 vụ.

Phía cơ quan QLTT  thì thừanhận điểm yếu là thiếu kiến thức cơ bản; thiếu tư duy hệ thống về quản lý,kiểm tra chất lượng và ngại va chạm. Đối với lô hàng đang sản xuất lưu thông,đội trưởng đội QLTT được quyết định tạm giữ hoặc đình chỉ để lấy mẫu giámđịnh, nếu giám định cho kết quả không vi phạm thì hậu quả pháp lý cho ngườira quyết định là rất lớn. Bên cạnh đó, quá nhiều cơ quan có thẩm quyền chốnghàng giả nhưng lại chưa có một đầu mối chịu trách nhiệm chính.

Để nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Bộ Công Thươngđang soạn thảo nghị định trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, tăngmức phạt cao nhất đối với hành vi sản xuất hàng giả là 50 triệu đồng và tướcgiấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề. Mức phạt sẽ tăng gấp đôi nếu hànggiả là thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi...

Theo Phương Anh
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.