Hỗ trợ tài chính - "Con dao hai lưỡi" với Hy Lạp

Hy Lạp tạm trông thấy ánh sáng cuối đường hầm sau kếhoạch trợ giúp tài chính 110 tỷ euro được chính thức khởi động. Người ta mongđợi chính phủ của Thủ tướng G.Papandreous mau chóng đảo ngược thế cờ.

Hy Lạp tạm trông thấy ánh sáng cuối đường hầmsau kế hoạch trợ giúp tài chính 110 tỷ euro được chính thức khởi động. Ngườita mong đợi chính phủ của Thủ tướng G.Papandreous mau chóng đảo ngược thế cờ.Tuy nhiên, khoản tiền lớn trên liệu có là liều thuốc hữu hiệu cứu được HyLạp và qua đó là cả đơn vị tiền tệ chung châu Âu?

Nguy cơ Aten mất khả năng thanh toán coi như đãhết, ít ra là trong ngắn hạn. Đổi lại, Chính phủ  Hy Lạp phải đề ra một loạtbiện pháp cắt giảm chi tiêu táo bạo nhằm giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.

Điều này đã trấn an được các nhà tài chính quốctế, ngăn chặn được làn sóng đầu cơ, đánh cuộc vào sự lụn bại của Hy Lạp đểnhanh chóng làm giàu. Song vấn đề đặt ra là ai sẽ là người phải trả giá chonhững chính sách tiết kiệm chưa từng có này. Nhiều ý kiến lo ngại các biệnpháp này sẽ đặt Hy Lạp vào tình trạng bất ổn chính trị-xã hội khó có thểlường trước được. 

Thắt lưng buộc bụng

Ngày 3/5, chính phủ của Thủ tướng Papandreous công bố một kế hoạch cắt giảmchi tiêu quy mô chưa từng thấy: Aten cam kết giảm chi ngân sách nhà nước 30tỷ euro. Mục tiêu đề ra là trở lại với mức thâm hụt ngân sách 3% như quyđịnh của khối  Eurozone vào năm 2014 thay vì 13,6% như tài khóa 2009 vừaqua.

Hỗ trợ tài chính - "Con dao hai lưỡi" với Hy Lạp

Chính sách kinh tế khắc khổ đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong dân chúng Hy Lạp

Tại Hy Lạp, chi tiêucông trong năm ngoái đã tăng gấp đôi so với năm2000. Aten quyết định bãi bỏ tháng lương thứ 13và thứ 14, vốn là đặc quyền của nhân viên nhànước và những người về hưu. Trong năm 2010 và2011, Chính phủ Hy Lạp sẽ giảm tổng cộng 7,6 tỷeuro trong các khoản chi tiêu công.

Về  thu nhập nhà nước, Thủ tướng Papandreousquyết  định tăng nhiều loại thuế, từ thuế trị giá gia tăng đến thuế thu nhập,thuế đánh vào bất động sản và nhiều sản phẩm như rượu, thuốc lá... Mục tiêusau cùng là tăng thu nhập của nhà nước 7,8 tỷ euro trong vòng 2 năm tới.

Rõ  ràng là chính quyền do đảng Xã hội Hy Lạp đứng đầu đã tỏ rõ quyết tâm vànỗ  lực để thoát khỏi bão khủng hoảng, nhưng liệu các biện pháp cắt giảm chitiêu, với mục đích là  giảm thâm hụt ngân sách, liệu có nhanh chóng mang lạikết quả mong muốn?  

Cái giá không nhỏ

Báo chí các nước cũng đã đặt câu hỏi "Hy Lạp: Ai sẽ phải trả giá?" khi góicứu trợ 110 tỷ euro cho Hy Lạp được đưa ra. Đây là  khoản tài trợ lớn chưatừng có đối với một nước châu Âu. Liệu từng ấy đã đủ để trấn an thị trườngtài chính nước này?  

Theo chuyên gia kinh tế Jérôme Creel thuộc ViệnQuan sát tình hình kinh tế Pháp (OFCE), câu trả lời tùy thuộc vào hai yếu tố.Một là thời điểm áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng và hai là khả  năngHy Lạp áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu đề ra.

Hỗ trợ tài chính - "Con dao hai lưỡi" với Hy Lạp
Để đổi lấy cứu trợ, Hy Lạp chấp nhận đứng trước nguy cơ rối loạn xã hội

Về yếu tố thứ nhất,có nhiều quan điểm khác nhau. Nếu xét vấn đề từgóc độ của các nhà tài chính, điều quan trọng ởđây là  họ muốn bỏ vốn vào một địa điểm an toàn.Do vậy giới này mong muốn Hy Lạp nhanh chónggiải quyết công nợ.  

Đây chính là động cơ khiến các thành viên trongkhu vực đồng tiền chung Euro và Quỹ tiền tệ quốctế (IMF) nhanh chóng can thiệp và gây sức épbuộc Aten, bằng mọi giá, đưa ra các biện phápcắt giảm chi tiêu. Nhưng mặt trái của chính sáchthắt lưng buộc bụng này là sức mua của người HyLạp giảm.

Vấn đề còn lại là sự “hy sinh” ấy có đủ sứcthuyết phục giới tài chính hay không? Trong khi đó, các biện pháp cắt giảmchi tiêu quá mạnh tay có khi lại phản tác dụng: khi sức mua của các hộ giađình Hy Lạp bị chững lại, thì sản xuất, đầu tư và qua đó là cả nền kinh tếnước này cũng có khả năng tuột dốc theo. 

Nói cách khác, Hy Lạp, vì muốn giải quyết khủng hoảng tài chính, lại càng bịcuốn nhanh hơn vào vòng suy thoái khi khu vực sản xuất, sức mua của ngườidân sụt giảm. Nếu kịch bản đen tối này xảy ra thì Hy Lạp lại càng lâm vàothế hiểm nghèo. Các con số thống kê hiện nay cho thấy: trong năm 2010, GDPcủa Hy Lạp được dự đoán giảm mạnh. Phải đến năm 2012 kinh tế Hy Lạp mới hyvọng tăng trưởng trở lại.  

Theo phân tích của giáo sư André Sapir thuộc Đại học Brusel, điểm đáng quanngại giờ đây là sự thành công hay không của kế hoạch hỗ  trợ Hy Lạp tùythuộc vào sự ổn định chính trị của nước này. Sự phẫn nỗ của người dân dochính sách khắc khổ của chính phủ đang đẩy Hy Lạp đứng trước nguy cơ mộtcuộc khủng hoảng chính trị-xã hội nghiêm trọng.  

Hỗ trợ tài chính - "Con dao hai lưỡi" với Hy Lạp

Hàng chục nghìn người Hy Lạp đã đổ ra đường tham gia cuộc biểu tình quy mô lớn

Mới đây,ngày 5/5, cảnh sát thủ đô Aten đã đượcđặt trong tình trạng báo động sau khicác cuộc biểu tình biến thành bạo loạnlàm ít nhất 3 người thiệt mạng và 5người bị thương.

Trong khi đó, hàng chục nghìn người Hy Lạp đã đổra đường tham gia cuộc biểu tình quy mô lớn. Các nhân viên và công nhân đồngloạt nghỉ việc trong cuộc tổng đình công 24 giờ trên phạm vi toàn quốc. Đâylà cuộc tổng đình công thứ ba ở Hy Lạp kể từ khi nước này lâm vào khủnghoảng nợ và là một trong những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong vài năm gầnđây tại Hy Lạp với số người tham gia lên đến 60.000 người. 

Có thể thấy Hy Lạp đang trải qua một "cuộc trắc nghiệm" để cho thấy xã hội "sứxở thần thoại" này có hay không chấp nhận chính sách kinh tế hà khắc. Tờ "LaTribune" cho rằng trên thực tế, chính người dân Hy Lạp sẽ phải trả giá khôngnhỏ cho khoản vay khổng lồ nói trên.

Theo Minh Thu
Hỗ trợ tài chính - "Con dao hai lưỡi" với Hy Lạp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.