Không dễ vay tiêu dùng

Bước sang năm 2010, thị trường hy vọng có một “room”tín dụng mới. Tuy nhiên cánh cửa vay vốn đối với các cá nhân tại ngân hàng (NH)vẫn chưa mở hẳn.

Bước sang năm 2010, thị trường hy vọng có một “room”tín dụng mới. Tuy nhiên cánh cửa vay vốn đối với các cá nhân tại ngân hàng (NH)vẫn chưa mở hẳn.

Không dễ vay tiêu dùng

Hầu hết các NH đều siết chặt cho vay tiêu dùng - (Ảnh: D.Đ.Minh)

Lãi suất cho vay tăng 2-4%/năm

Trong vai một khách hàng cần vay 100 triệu đồngđể sửa chữa nhà, chúng tôi liên hệ NH TMCP An Bình (ABBANK) thì được nhân viêntư vấn cho biết, hiện loại hình cho vay tín chấp đã ngưng, chỉ còn vay thế chấp.

Thời gian giải quyết hồ sơ vay trong vòng 1 tuần nhưng hiện NH vẫn còn hạn chếcho vay nên có thể lâu hơn. Lãi suất cho vay tham khảo là 16,5%/năm, tính trêndư nợ giảm dần.

Liên hệ qua tổng đài NH TMCP Á Châu (ACB) theo số3.8247 247, nhân viên hướng dẫn nói, nếu đã có quan hệ tín dụng tốt với ACBtrước đây, không có nợ xấu... và hợp đồng vay cũ trên 1 năm thì NH sẽ triển khaicho vay mua ô tô thông qua việc thế chấp chính chiếc ô tô đó (xe mới 100%) hoặctài sản thế chấp là bất động sản.

Ngoài các thủ tục giấy tờ yêu cầu, NH còn đưara điều kiện thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng. Lãi suất cho vay tham khảo là19,4%/năm (đến thời điểm giải ngân, lãi suất cho vay có thể còn thay đổi - PV).Theo trưởng phòng tín dụng một NH cổ phần, lãi suất cho vay bình quân đối vớikhách hàng cá nhân trong hệ thống NH hiện nay là 16 - 17%/năm, ngoài ra kháchhàng còn phải chịu thêm phí khoảng 4%.

Như vậy, so với cách đây 1 tuần, lãi suất cho vaytiêu dùng đã tăng lên từ 2 - 4%/năm tùy theo từng NH.

Không ngưng nhưng hạn chế

Lãi suất phá trần

Theo quy định, lãi suất cho doanh nghiệp vay không được vượt trần 12%/năm, còn đối với lãi suất huy động không được vượt 10,5%/năm. Thế nhưng ngay từ những ngày đầu của năm, cuộc chạy đua huy động vốn giữa các NH trở nên nóng. Trưởng phòng huy động vốn một NH cổ phần cho hay, NH vừa mất một khoản vốn huy động gần 40 tỉ đồng của một công ty do một NH khác "chào" lãi suất 12,5%, cao hơn mức 12% của NH này. Khoản vượt trần 10,49%/năm được chi ngoài bằng tiền mặt.

Lãi suất cho khách hàng vay cũng phá trần 12%/năm thông qua biến tướng thu phí. Tiến sĩ Lê Thẩm Dương – Trưởng khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nhận xét cuộc đua huy động lãi suất giữa các NH đã kịch trần. Hiện đã “ngóc đầu” lên quá nhiều nhưng đây không là giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề thanh khoản của các NH.

Theo ông Dương, thay vì chỉ tập trung vào huy động tiền gửi tiết kiệm, các NH cần đẩy mạnh huy động tiền gửi thanh toán. Để “câu” được nguồn vốn này thì các dịch vụ thanh toán, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đi kèm phải đa dạng. Ngoài ra các NH cần điều tiết cơ cấu tăng trưởng tín dụng hợp lý. Thị trường lãi suất hiện nay như đang bị ép lại nên thay vì quản lý theo lãi suất cơ bản thì cần quản lý theo lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng - Phótổng giám đốc NH TMCP Hàng hải (MSB), MSB chưa có chủ trương dừng cho vay bất cứlĩnh vực nào. Tuy nhiên trong điều kiện nguồn vốn khó khăn như hiện nay, MSBchọn lọc khách hàng kỹ hơn, thận trọng hơn. "Cho vay tiêu dùng là những khoảnnhỏ nên NH có thể phục vụ được.

Tuy nhiên bản chất của cuộc khủng hoảng toàn cầuvừa qua bắt nguồn từ việc cho vay tiêu dùng quá mức nên NH cũng sẽ xem xét rấtkỹ. Đơn cử như cho vay mua nhà thì thị trường bất động sản chưa sôi động, ô tôcũng không cho vay nhiều, còn chứng khoán thì càng không dám...” - ông Tùng nói.

Trên thực tế, cho vay tiêu dùnglà một trong những biện pháp kích thích thị trường tiêu thụ. Một cá nhân vay sửachữa hay mua nhà thì đi kèm theo đó là việc mua các vật liệu xây dựng, trang trínội thất, vật dụng gia đình... Nhưng theo ông Tùng, sản xuất trong nước chưahoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, tỷ lệ hàng hóa nhập khẩuvẫn còn cao. Chính vì vậy mà NH đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp sảnxuất thì tốt hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi nền kinh tế ổnđịnh và phát triển, các NH sẽ đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trở lại.

Ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốcNH TMCP Á Châu (ACB) cho hay: “Theo định hướng của NH nhà nước trong năm 2010,các NH tập trung cho vay sản xuất kinh doanh là chủ yếu nên ACB cũng hạn chế chovay tiêu dùng.

Ngoài việc lãi suất vay trên 19%/năm, NH cũng đưa ra một số điềukiện “chặt” hơn trước đây như thời gian cho vay ngắn lại, thu nhập mà người vaycần chứng minh tăng lên, nguồn thu nhập chủ yếu từ lương...”.

Theo đại diện NH TMCP phát triểnnhà TP.HCM (HDBank), chất lượng khách hàng quyết định việc cho vay. Khách hàngcó lý lịch tài chính tốt thì NH luôn có những ưu ái. Để hỗ trợ khách hàng, trongnăm 2010, HDBank sẽ triển khai cho vay tiêu dùng tín chấp HDConsumer. Điều kiệnđể được xét hạn mức tín chấp là khách hàng có công việc ổn định tại các tổ chứckinh tế nhà nước, cổ phần hay liên doanh, nước ngoài trên 1 năm và có mức thunhập hằng tháng từ 5 triệu đồng trở lên....

Như vậy có thể thấy, hầu hết các NH đều đưa ranhững điều kiện khắt khe hơn đối với cho vay tiêu dùng như thu nhập để chứngminh khả năng trả nợ ổn định, có tài sản thế chấp, mục đích vay rõ ràng. Đồngthời các NH cũng quan tâm nhiều hơn đến những khách hàng đã có quan hệ tín dụngvới NH, từ đó có thể đánh giá được mức tín nhiệm, khả năng trả nợ của họ.

Theo Thanh Xuân
Không dễ vay tiêu dùng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.