Khủng hoảng nợ Hy Lạp không gây hiệu ứng Domino?

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang khiến cả thế giới đau đầu. Hy Lạp, tâm điểm của những bất ổn này, đang nhận được sự trợ giúp từ nhiều phía do lo ngại phản ứng dây chuyền nếu nước này sụp đổ. Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng khủng hoảng nợ ở đất nước thần thoại này không thể gây ra hiệu ứng Domino

Cuộc khủng hoảng nợchâu Âu đang khiến cả thế giới đau đầu. Hy Lạp, tâm điểm của những bất ổnnày, đang nhận được sự trợ giúp từ nhiều phía do lo ngại phản ứng dây chuyềnnếu nước này sụp đổ. Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng khủng hoảng nợ ởđất nước thần thoại này không thể gây ra hiệu ứng Domino.

Giáo sư Joseph Hassid, chủ nhiệm khoa Kinh tế tại Đại học tổng hợp Piraeus,Hy Lạp nhận định: “Cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp sẽ không gây ra hiệu ứngDomino”.

Trong vài tuần trở lại đây, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và một số nước Nam Âukhác đã phải chịu sức ép lớn của các thị trường quốc tế và các hãng xếp hạngtín dụng. Trong khi đó, Aten dường như lạc quan hơn với cơ chế cứu trợ tàichính mà Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhất trí triển khaitrong tháng 5/2010.

Khủng hoảng nợ Hy Lạp không gây hiệu ứng Domino?

Đất nước thần thoại vẫn bị bóng đen nợ nần bao phủ

Quốc gia này tin tưởng vào khả năng giảm thâm hụt ngân sách từ mức 13,7%GDP hiện nay xuống dưới ngưỡng 3% GDP trong 3 năm tới, thông qua cácbiện pháp "thắt lưng buộc bụng" hà khắc, những cuộc cải cách và sự hỗtrợ của cộng đồng quốc tế.
 
Ông Hassid đã gạt bỏ mối lo ngại của các chuyên gia quốc tế về khả nănglây lan của cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Ông nhấn mạnh bản thân cơ chế hỗtrợ của EU/IMF không phải là một giải pháp lâu bền. "Việc mà châu Âu cóthể làm và cần làm trong tương lai là thuyết phục các chính phủ quan tâmtới các vấn dề mang tính cơ cấu và kiểm điểm lại các chính sách quốc gia.Châu Âu cần phải học cách làm việc hiệu quả hơn".

Đối với Hy Lạp, điểm cốt yếu để vượt qua khủng hoảng đó là triển khaicác biện pháp tài chính. Tuy nhiên, ông cảnh báo về nguy cơ xảy ra mộtvòng luẩn quẩn. Hiệu quả tức thì của các biện pháp khắc khổ (như tăngthuế, giảm lương và trợ cấp hưu trí) sẽ làm giảm các hoạt động kinh tế.Hiện tượng này dẫn đến nguồn thu thuế tăng, nhưng thâm hụt cũng tăng (dohoạt động kinh tế giảm sút) và trong vài tháng hoặc sang năm Hy Lạp sẽlại phải đặt ra các biện pháp khắc khổ mới.

Khủng hoảng nợ Hy Lạp không gây hiệu ứng Domino?

Hy Lạp sẽ là con Domino đầu tiên?

Theo ông, Hy Lạp có thể tránh được cái vòng luẩn quẩn này bằng việc kếthợp các biện pháp tài chính với các chính sách phát triển. Tuy nhiên,những giải pháp có tính bổ sung cho nhau này cần phải có nhiều thời gianmới phát huy tác dụng. Và con đường tốt nhất để đối trọng với tình trạngsụt giảm các hoạt động kinh tế tại Hy Lạp đó là triển khai các chínhsách hướng ngoại.
   
Hy Lạp cần khuyến khích việc thành lập các công ty mới để tạo thêm việclàm và hướng các sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường quốc tế, chứ khôngphải là thị trường nội địa. Năng lực cạnh tranh và hướng ngoại là kimchỉ nan đối với kinh tế Hy Lạp. Hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài và việchuy động các nguồn lực vẫn chưa phát huy hiệu quả (hoặc rất ít).

Giáo sư Hassid không lo ngại về nguy cơ Hy Lạp sẽ bị loại ra khỏi Khu vực sửdụng đồng euro (Eurozone), hoặc khu vực này sẽ bị tan rã, vì "điều này sẽkhông đem lại ích lợi cho bất kỳ ai". Ông dự báo các cuộc biểu tình tại HyLạp sẽ dịu dần và kết thúc. Ông tỏ ý "lạc quan có điều kiện về tương lai củakinh tế Hy lạp, nếu chính phủ có được những bước đi cần thiết".
 

Theo Bảo Minh
     (Bee.net.vn)



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.