- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Kinh tế 2011 và sự nhức nhối của lạm phát
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2011 quá lạc quan, chưa nêu bật được những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, đặc biệt lý giải nguyên nhân lạm phát cao chưa thuyết phục… Đây là những nét chính được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Hà Văn Hiền tóm lược sau phiên họp toàn thể của Ủy ban diễn ra trong cả ngày 246, nhằm xây dựng báo cáo thẩm tra báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội của Chính phủ trình tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 13, sẽ
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụkinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2011 quá lạc quan, chưa nêu bậtđược những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, đặc biệt lý giải nguyênnhân lạm phát cao chưa thuyết phục…
Đây là những nét chính được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội,ông Hà Văn Hiền tóm lược sau phiên họp toàn thể của Ủy ban diễn ratrong cả ngày 24/6, nhằm xây dựng báo cáo thẩm tra báo cáo về tìnhhình kinh tế, xã hội của Chính phủ trình tại kỳ họp đầu tiên củaQuốc hội khóa 13, sẽ khai mạc vào cuối tháng 7 tới.
Chưa đủ độ sâu
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội nửa năm qua của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư được trình bày tại cuộc họp nêu rõ, trong bối cảnh còn nhiềukhó khăn của 6 tháng đầu năm, nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăngtrưởng khá với tăng trưởng GDP ước đạt 5,6%, thấp hơn cùng kỳ nămtrước (6,16%).
Những kết quả được xem là tích cực còn thể hiện ở thu ngân sách tăng,bội chi giảm, tỷ giá, thị trường ngoại hối từng bước ổn định, dự trữngoại tệ tăng, an sinh xã hội được quan tâm…
|
Người lao động nghèo sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi lạm phát tiếp tục tăng cao - Ảnh: Hoàng Hà. |
Ghi nhận nhiều kết quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, songkhông ít ý kiến cho rằng cuộc sống của đại bộ phận nhân dân chưađược cải thiện, cử tri lo âu trước sức ép lớn về lạm phát. Bên cạnhđó khu vực doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinhdoanh.
Lạm phát cao hơn mức Quốc hội phê chuẩn, tăng GDP thấp hơn mục tiêuthì chất lượng tăng trưởng như thế nào, có thực sự là tăng khá haykhông? Cần đánh giá tăng trưởng theo tiêu chí gắn với chất lượng đờisống người dân, tăng trưởng khá mà chất lượng đời sống người dângiảm có hợp lý? Đại biểu Nguyễn Văn Vượng, nguyên Bí thư Tỉnh ủyThái Nguyên, nêu hàng loạt câu hỏi trước khi đưa ra đề nghị.
Cùng băn khoăn về vấn đề thực chất, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền đã nêu một“nghịch lý”, đó là qua khảo sát thực tế thì việc cắt giảm đầu tưcông, thắt chặt chính sách tiền tệ là một trong những nguyên nhânkhiến khu vực sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, do khả năng tiếp cậncác nguồn vốn khó, lãi suất cho vay cao, song tại nhiều địa phươngtăng trưởng kinh tế vẫn cao, thu ngân sách vẫn vượt chỉ tiêu.
Vốn không tăng lên, mà năng suất giảm đi thì tăng trưởng sản xuất ởđâu? Phó chủ nhiệm Vũ Viết Ngoạn tiếp tục đặt câu hỏi.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đồng tình với nhận xét củanhiều đại biểu là báo cáo vẫn nặng về hình thức, chưa đủ độ sâu,chưa phản ánh chính xác tình hình và nêu được những vấn đề cốt lõicủa nền kinh tế.
Liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, theo ông Kiên, điềuhành “giật cục” thể hiện ở nhiều lĩnh vực chứ không chỉ riêng ởchính sách tiền tệ như nhiều ý kiến đã “phê”.
Một điểm được Phó chủ tịch nhấn mạnh là đôi khi Chính phủ chưa thựcsự lắng nghe Quốc hội. Ví dụ khi đặt vấn đề xóa bỏ thị trường phichính thức về ngoại tệ và vàng thì Quốc hội đã yêu cầu phải mở rathị trường chính thức.
“Nhưng trong một thời gian dài Chính phủ chả nói gì đến thị trườngnày, không làm theo nghị quyết của Quốc hội nên người dân hoang mang”,ông Kiên nói.
Với nhận xét đa số dân cư hiện chỉ có thu nhập đủ cho chi tiêu, khócó tích lũy, ông Kiên cũng đề nghị cần thông tin rộng rãi, kháchquan, minh bạch về tình hình kinh tế xã hội, nói đậm đà yếu kém củanội tại nền kinh tế để nhân dân chia sẻ, lấy lại niềm tin của dân.
Tại sao lạm phát không được kéoxuống?
Mổ xẻ những yếu kém của điều hành kinh tế, dồn nén nỗi lo và cả sựsốt ruột trong hầu hết các ý kiến chính là những nhận định về lạmphát.
Việc lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao cũng được Chính phủnhìn nhận là một trong nhiều hạn chế, yếu kém trong nửa năm qua.
Có 4 nguyên nhân chủ yếu được báo cáo chỉ rõ là giá hàng hóa trênthị trường thế giới tăng mạnh; việc điều chỉnh tăng một số mặt hàngthiết yếu, tăng tỷ giá, lãi suất làm tăng giá hàng hóa; phản ứngtăng giá dây chuyền do tâm lý người tiêu dùng bị tác động và dothiệt hại, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp làm giá lương thực,thực phẩm tăng cao…
Tuy nhiên giải thích này được nhiều ý kiến cho là “chưa thỏa đáng”vì năm nào cũng lặp lại bằng ấy nguyên nhân, nhưng lạm phát cứ ngàymột tăng cao.
Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Phúc phân tích, báo cáo của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư cho rằng tăng lãi suất là nguyên nhân của lạm phát, nhưngngân hàng thương mại cho rằng do lạm phát cao nên phải tăng lãi suất?.
Tại sao những nước cũng có điều kiện như Việt Nam lại không có mứclạm phát cao, và các nước đặt ra chỉ tiêu lạm phát thì đều tìm cácgiải pháp để kéo lạm phát xuống đúng chỉ tiêu đặt ra, tại sao nướcta lại không làm được? Ông Phúc sốt ruột, khi chỉ số giá tiêu dùng(CPI) 6 tháng đã tăng ước khoảng 16% so với cùng kỳ 2010.
Nhắc đến “căn bệnh” cũ là dự báo không sát tình hình, Phó chủ nhiệmVũ Viết Ngoạn cũng băn khoăn, phải chăng do dự báo chỉ số giá tiêudùng chỉ tăng 6 -7% nên đầu năm đã quyết định thay đổi mặt bằng giá?Đây có phải là yếu tố đã tác động đến tâm lý người dân, trong khicông tác quản lý còn hạn chế nên đã tạo cơn bão giá?
Bất ổn phải giải quyết từ gốc
Theo TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, thực tế từ Tp.HCM chothấy bất ổn kinh tế vĩ mô lớn nhất là CPI cao và sự mất giá của tiềnđồng.
Nêu thực tế CPI đã giảm, song vị chuyên gia kinh tế này cũng lo ngạikhó khăn mới sẽ lại xuất hiện nếu nguyên nhân xuất phát từ sức mua.
“Do vậy, điều hành trong thời gian tới không chỉ chú ý đến CPI, bởinếu CPI giảm do sức mua giảm sẽ để lại khó khăn cho năm sau, lúngtúng trong điều hành”, ông Lịch đề nghị.
Theo ông Lịch, báo cáo thẩm tra cần thể hiện được những vấn đề căncơ của nền kinh tế như chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấunền kinh tế. Bởi gốc bất ổn kinh tế hiện nay là do cơ cấu kinh tế,các biện pháp hiện nay mới tác động bên ngoài.
Ủy viên Ủy ban Kinh tế Mai Ánh Tuyết cho rằng, trong điều kiện hiệnnay khó đổi mới cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình kinh tế. Để thựchiện mục tiêu này cần xác định phải có giao thời, tiến trình thựchiện. Chính phủ cần có lộ trình cụ thể, rõ ràng. Các ngành và địaphương thực hiện đồng bộ chủ trương lớn này, bà Tuyết đề nghị.
Các nội dung trong cơ cấu nền kinh tế cần phải được thực hiện mạnhmẽ, để tránh tình trạng chỉ loanh quanh các giải pháp ngắn hạn, Chủnhiệm Hà Văn Hiền phát biểu kết thúc một ngày “mổ xẻ” tình hình kinhtế, xã hội.
Theo Nguyên Hà
VnEconomy
-
Mua sắm7 giờ trướcSáng 23/11, giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục tăng mạnh và lấy lại ngưỡng 2.700 USD/ounce sau hơn 1 tuần giảm mạnh.
-
Mua sắm17 giờ trướcGiá căn hộ cao cấp, hạng sang ở TP.HCM đã lên mức cao kỷ lục, dao động từ 120 triệu đến khoảng 600 triệu đồng/m2 khiến người có thu nhập cao cũng khó mua được.
-
Mua sắm19 giờ trướcTừng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
-
Mua sắm23 giờ trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcNhững bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới.
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên mốc 85 triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcBlack Friday được coi là dịp giảm giá mạnh nhất năm. Vậy Black Friday 2024 là ngày nào để giúp mọi người có thể mua được những món đồ yêu thích với mức giá hấp dẫn?
-
Mua sắm1 ngày trướcDự kiến, từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, từ đó tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
-
Mua sắm1 ngày trướcNghe ngóng giá vàng giảm, nhiều khách hàng vội mang vàng đi bán. Mấy ngày sau, giá vàng lại đảo chiều đi lên khiến không ít người chịu thiệt hại hàng chục triệu đồng/lượng.
-
Mua sắm1 ngày trướcDám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
-
Mua sắm1 ngày trướcTừ 15h hôm nay (21/11), giá xăng giảm nhẹ, trong khi giá các loại dầu tăng giảm trái chiều nhưng cũng không đáng kể.
-
Mua sắm2 ngày trướcSáng 21/11, Quốc hội thảo luận về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
-
Mua sắm2 ngày trướcChỉ vì không để ý thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi chính sách thu phí dịch vụ SMS Banking, không ít khách hàng phải “ngậm đắng nuốt cay” trả một khoản tiền lớn.
-
Mua sắm2 ngày trướcGiá vàng miếng SJC lên cao nhất trong 3 tuần qua, bỏ xa mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn 99,99 cũng nhảy vọt.