Kinh tế Mỹ lại ‘báo động đỏ’

Các chuyên gia nhận định, hệ chỉ số LEI hằng năm là một trong những công cụ tốt nhất dự báo về suy thoái kinh tế.

 
Cơn ác mộng mang tên "suy thoái" lại đangphủ bóng đen lên nền kinh tế Mỹ. Nó được củng cố với những dữ liệu khảo sát và nhiềuphát biểu, nhận định kém lạc quan của các chuyên gia kinh tế.

Dựa vào hệ các chỉ số kinh tế hàng đầu (LEI) do Ủy ban Hội nghị công bố hàngtháng và hệ chỉ số kinh tế hàng đầu của Mỹ do Viện nghiên cứu chu kỳ kinh tếcông bố hàng tuần, đều cho thấy nguy cơ suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thếgiới này đang ở mức đáng báo động.

Cácchuyên gia nhận định, hệ chỉ số LEI hằng năm là một trong những công cụ tốt nhấtdự báo về suy thoái kinh tế. 

Bất cứ khi nào LEI giảm xuống dưới 0 trong batháng liên tiếp, nền kinh tế Mỹ có nguy cơ suy thoái. Trong ba tháng 3, 4 và 5,biến động so sánh hằng năm trong tháng 3 vọt lên 11,6%, tháng 4 giảm xuống10,4%, tháng 5 tiếp tục giảm xuống 9,2%. Tuy còn khá xa so với mức báo động suythoái nhưng điều đáng lưu ý là LEI đổi hướng và đang giảm mạnh với việc biếnđộng hàng tháng của hệ chỉ số LEI trong tháng 5 từ +0,4% giảm xuống còn -0,4%.

Kinh tế Mỹ lại ‘báo động đỏ’

 Nền kinh tế Mỹ đang "gắng gượng" để không rơi vào một cuộc khủng hoảng mới.

Trong khi đó, theo Viện Nghiên cứu chu kỳkinh tế (ECRI), tuần vừa qua hệ chỉ số kinh tế Mỹ đang ở mức tiêu cựckhi giảm từ mức -3,5% xuống mức -5,7%. Hệ số này có xu hướng giảm mạnhvà hiện ở mức thấp nhất trong vòng một năm qua.
 
Trong lịch sử biến động của hệ số này, mức thấp như hiện nay báo hiệukhả năng tới 80% nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và nếu giảm xuống mức-8% nền kinh tế Mỹ chắc chắn 100% rơi vào suy thoái.

Kinh tế Mỹ lại ‘báo động đỏ’

Không chỉ vậy, Bộ Thương mại Mỹ cũng mới công bố,nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng với tốc độ 2,7% trong quý I/2010, íthơn do với dự tính ban đầu. Cơ quan này trước đó công bố con số ước tính là tăngtrưởng 3% so với cùng kỳ 2009. Bộ trưởng tài chính Mỹ ông Timothy Geithner cảnhbáo, nền kinh tế nước này đang ở trong một gia đoạn cực kỳ khó khăn. “Hàng triệungười dân Mỹ đang phải tìm việc làm và vật lộn với khó khăn từ đợt suy thoáinặng nề. Ảnh hưởng của khủng hoảng sẽ còn kéo dài”, ông Timothy Geithner nhấnmạnh. Bộ trưởng tài chính Mỹ cũng thừa nhận, Mỹ không còn là động cơ tăng trưởngcủa nền kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số ngườiMỹ không tìm được việc trong tháng 5 năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái(1,1 triệu người, tăng 291.000 người so với tháng 5/2009). Rất ít người Mỹ tìmđược việc tại các khu vực tư nhân, hầu hết trong số đó chỉ tìm được công việctạm thời thông qua các dịch vụ giới thệu việc làm. Đây là một trong những lý docho sự sụt giảm mức lương trung bình tại quốc gia này.

Theo giới phân tích, nếu nền kinh tế Mỹ bị táisuy thoái, Chính phủ nước này sẽ duy trì ba biện pháp tạm thời: thứ nhất là,chương trình chống khủng hoảng của Chính phủ (bao gồm các quỹ được giải ngân75%), thứ hai là, duy trì lãi suất cận 0% (nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ“bong bóng” trên thị trường) và thứ ba là biện pháp trao đổi (người tiêu dùngtrao đổi xe ô tô và máy móc cũ để lấy đồ mới).

Tuy nhiên, theo họ, tất cả những gì mà Mỹ có thểlàm trong tương lai gần để kích thích nền kinh tế đó là gia hạn trợ cấp thấtnghiệp và hỗ trợ các bang cũng như các thành phố có thâm hụt ngân sách lớn đểđảm bảo ngân sách cho trường học và các dịch vụ xã hội.

 Theo Bích Diệp
         Đất việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.