Kỷ nguyên mới với giới ngân hàng Mỹ

Bao gồm từ thuế ngân hàng, vỡ đầu cơ, chia nhỏ các tổ chức tài chính lớn cho tới khả năng khởi kiện các công ty đánh giá tài chính.

Cuộc cải cách tài chính quan trọng nhất của Mỹ đang thẳng đường tới đích, chỉ chờthủ tục thông qua quốc hội. Gói bảo vệ người tiêu dùng cứng rắn nhất trong lịchsử nước Mỹ được đưa ra với hàng loạt các chính sách có thể làm thay đổi toàn bộcục diện thế giới ngân hàng.

Bao gồm từ thuế ngân hàng, vỡ đầu cơ, chia nhỏ các tổ chức tài chính lớn cho tới khảnăng khởi kiện các công ty đánh giá tài chính.

„Mô hình tài chính mới của Mỹ có thể là hình mẫu cho bất cứ nước nào, vì nó cókhả năng bảo vệ cho mọi quốc gia„ - Tổng thống Barack Obama nói với hãng tinBloomberg về dự luật điều chỉnh phố Wall, đã được các nhà lập pháp Hoa Kì thôngqua hôm thứ sáu.

Tổng thống coi thỏa thuận này là cuộc cải cách bảo vệ nguời tiêu dùng cứng rắnnhất trong lịch sử nước Mỹ. Ngay cả với những người chống đối cũng không nghingờ gì nữa, đây là dự thảo tài chính qui mô nhất trong vòng 70 năm qua. Nó sẽlàm đảo lộn toàn bộ thế giới ngân hàng.

Gói cải cách này được các nhà lập pháp tranh luận trong nhiều năm, cuối cùng sau20 giờ thảo luận liên tục qua đêm đã hoàn tất vào hôm thứ sáu (25/06/2010). Dựluật hoàn chỉnh này còn phải thông qua quốc hội - Hạ viện và Thượng viện. Mặc dùviệc thông qua này hoàn toàn không mang tính tự động, xong theo tinh thần của sựthỏa thuận ngày thứ sáu, việc biểu quyết ở quốc hội vào tuần tới sẽ không gặptrở ngại.

Kỷ nguyên mới với giới ngân hàng Mỹ

Ngày 4/7 sau khi được quốc hội thông qua, tổng thống Obama sẽ chính thức kí vănkiện. Thực tế văn kiện này bao gồm nhiều biện pháp làm thay đổi cục diện thếgiới ngân hàng - đã bị chỉ trích rất nhiều trong thời gian qua vì đẩy nền kinhtế Mỹ tới bờ vực thẳm.

Tương lai, trong trường hợp có ngân hàng bị phá sản, sẽ không phải cứu bằng mọigiá từ tiền đóng thuế của dân chỉ với lí do „vì quá lớn ,không thể không cứu”.

Theo dự thảo luật, những ngân hàng khổng lồ sẽ bị bắt buộc dần dần thu nhỏ kíchcỡ. Chính quyền cũng sẽ để mắt sát sao tới các quĩ đầu tư và tạo điều kiện chocác nhà đầu tư có thể khởi kiện lại những công ty đánh giá tài chính.

Kỷ nguyên mới với giới ngân hàng Mỹ

Ngoài việc các ngân hàng lớn bị chia nhỏ, tất cả các công ty tài chính đều bịđánh thuế - lí do cơ bản :trong khủng hoảng các ngân hàng đã được chính phủ cứutrợ và bây giờ đến lượt các nhà băng đóng góp trách nhiệm . Ngân hàng và các tổchức tài chính sẽ phải trả một khoản thuế tổng cộng 19 tỉ USD.

Một cơ quan bảo vệ người tiêu dùng mới sẽ được thành lập trong khuôn khổ của hệthống ngân hàng trung ương(FED). Hoạt động của cơ quan này được tài trợ từ phíchi trả của các ngân hàng, chịu trách nhiệm loại bỏ các hành động thương mại gâyhại đến người tiêu dùng.

Một điều mới nữa là FED sẽ tối đa hóa những thanh toán bằng thẻ tín dụng, và mọicông dân đều có quyền yêu cầu một cuộc kiểm tra miễn phí về khả năng tín dụngcủa mình hàng năm. Đối với các trường hợp vay thế chấp việc kiểm tra nguồn thunhập là bắt buộc .

Các giao dịch chứng khoán phức tạp (điều đã đưa hai ngân hàng lớn AIG và Lehmantới sụp đổ) sẽ được làm minh bạch và kiểm tra thường xuyên. Những đầu tư phitruyền thống (chẳng hạn các cổ phiếu bắt nguồn từ việc cho vay thế chấp) sẽ dầnbị loại khỏi hoạt động của các ngân hàng thương mại – với mục đích : các ông chủnhà băng không có cơ hội đầu cơ rủi ro vì lợi nhuận. Mức độ đầu tư mạo hiểm củacác ngân hàng cũng bị giới hạn (nhiều nhất là 3% tài sản thực tế ).

Theo các nhà phân tích, chưa thể phán đoán chính xác mức độ tác động cụ thể củacải cách tài chính này tới các ngân hàng, nhưng chắc chắn rằng các nhà băng buộcphải nâng vốn. Điều này làm giảm lợi nhuận ngân hàng và tác động xấu tới giá trịcổ phiếu của các nhà băng.

Kỷ nguyên mới với giới ngân hàng Mỹ
Obama coi cải cách tài chính là thành công của riêng mình

Theo phân tích trước đó của Citi Group : những ngân hàng lớn như Goldman Sachscó thể mất tới 23% lợi nhuận, Morgan Stanley mất 20%, JP Morgan mất 18 % và Bankof America mất 16 %. Thực tế sau thỏa thuận ngày thứ sáu (25/6) các cổ phiếungân hàng lại nhỉnh lên. Mâu thuẫn này được giải thích rằng các nhà đầu tư đã dựkiến tới những qui định còn ngặt nghèo hơn. Theo các chuyên gia phân tích, cònquá sớm để đánh giá tác động cụ thể của dự thảo dài nhiều nghìn trang này.

Điểm tích cực với giới ngân hàng là các giao dịch hoán đổi không bị cấm đoán,nếu không các công ty tài chính của Mỹ có thể chuyển ít nhất một phần hoạt độngđầu cơ ra nước ngoài.

Cải cách tài chính toàn cầu cũng đã được thỏa thuận cùng những đại diện của cácnước đứng đầu thế giới hồi đầu năm tại Davos (Thụy sĩ ). Khi đó các chuyên giacũng cảnh báo rằng : Then chốt của cuộc cải cách là thái độ của Hoa Kỳ . Vìthiếu sự đồng ý của Mỹ thì không thể thi hành bất cứ nguyên tắc toàn cầu nào.

Việc thực thi còn ở trong tương lai. Nhưng dù sao việc tổng thống Obama đến hộinghị G20 với một kế hoạch đầy đủ là một dấu hiệu tốt cho cuộc cải cách toàn cầu.

Theo Phan Bình
Diễn đàn doanh nghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.