Lao động Việt Nam tại Malaysia gặp khó khăn

Tuy nhiên, số lao động Việt Nam bỏ doanh nghiệp ra ngoài làm ăn gặp không ít khó khăn. Họ luôn trong tình trạng bị cảnh sát truy đuổi, bởi gần đây Malaysia tăng cường chiến dịch truy quét lao động bất hợp pháp để đảm bảo an ninh xã hội.

Giữa lúc nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi, khu vực sản xuất củaMalaysia tăng trưởng trở lại, nên nước này đòi hỏi phải tăng thêm nguồn nhân lựcnhằm đáp ứng sản xuất hàng xuất khẩu. Nhìn chung các nhà máy ở Malaysia hiện cócông việc ổn định nên công nhân yên tâm làm việc và có thu nhập tương đối.

Tuy nhiên, số lao động Việt Nam bỏ doanh nghiệp ra ngoài làm ăn gặp không ít khókhăn. Họ luôn trong tình trạng bị cảnh sát truy đuổi, bởi gần đây Malaysia tăngcường chiến dịch truy quét lao động bất hợp pháp để đảm bảo an ninh xã hội.

Nhiều lao động làm việc tại các công trường xây dựng bị chủ đối xử tệ, không trảđủ lương thậm chí còn qụyt lương của người lao động. Điểm bất cập nhất của cácnhà quản lý Việt Nam hiện nay là không quản lý được con số lao động chính thứccủa Việt Nam tại thị trường Malaysia.

Lao động Việt Nam tại Malaysia gặp khó khăn
Lao động Việt Nam làm công nhân xây dựng tại Malaysia

Bởi hiện nay ở trong nước có 133 doanh nghiệp được phép đưa lao động sangMalaysia làm việc nhưng chỉ có 44 doanh nghiệp có hồ sơ thẩm định, còn lại cácdoanh nghiệp khác làm việc tắt với các doanh nghiệp cần lao động của Malaysia vàđưa thẳng công nhân sang các nhà máy của họ mà không qua khâu thẩm định của cơquan quản lý lao động ta tại Malaysia nên thường xảy những rắc rối sau khi ngườilao động đến làm việc, khiến cho người lao động bức xúc, tranh cãi với chủ, nghỉviệc rồi bỏ làm v.v...

Do giới chủ lao động yêu cầu Chính phủ Malaysia phải nới lỏng những hạn chế thuêlao động nước ngoài để đáp ứng sản xuất, Bộ Nội vụ Malaysia đã cam kết sẽ chonhập đủ số lượng lao động nước ngoài để đáp ứng các mục tiêu của Kế hoạch pháttriển Malaysia 10, đặc biệt là trong 12 lĩnh vực kinh tế trọng điểm quốc gia (NKEA).Bộ này sẽ xem xét để đảm bảo số lượng công nhân nước ngoài đủ đáp ứng cho nhucầu của các ngành tương ứng trong NKEA.

Lao động Việt Nam tại Malaysia gặp khó khăn

Tuy nhiên, Bộ Nội vụ Malaysia cũng đang đề ra yêu cầu xây dựng một hệ thống sànglọc người nước ngoài trước khi nhập cảnh vào Malaysia, giám sát họ trong thờigian ở đây và đảm bảo họ sẽ ra khỏi nước này khi giấy phép làm việc hết hạn.

Việc thiếu nguồn nhân lực luôn là một trở ngại chính cho thúc đẩy sản xuất, mộtphần do rò rỉ chất xám bởi chương trình hànhđộng gây tranh cãi củaMalaysia cho phép nhiều công dân ra họctập và làm việc ở nước ngoàinhưng lại không lôi kéo được họ về nước phục vụ, vả lại Malaysia cũng không thuêlao động nước ngoài có tay nghề cao.

Hiện Malaysia chỉ có 23% lực lượng lao động có tay nghề cao. Theo kế hoạch, consố này sẽ được nâng lên 37% trong năm 2015 nếu nước này quyết tâm đạt được vịthế của một nước phát triển vào năm 2020. Chính phủ cũng sẽ cấp visa không thờihạn cho lao động nước ngoài có thu nhập 2.500 USD/ tháng và nới lỏng những hạnchế để cho phép họ mua nhà giá rẻ với giá chỉ bằng một nửa so với thời giá hiệnnay.

Họ cũng được quyền thay đổi nghề ở Malaysia và được phép mang người giúp việc vàvợ hoặc chồng họ được phép làm việc. Chính phủ Malaysia sẽ cố gắng dùng mọi biệnpháp để thu hút khoảng 700.000 người Malai đang làm việc ở nước ngoài trở vềnước làm việc.

Lao động Việt Nam tại Malaysia gặp khó khăn

Nhiều lao động Việt Nam tại Malaysia đã bỏ ra ngoài làm việc

Hiện ngành sản xuất chè của Malaysia cũng đang thiếu nhân lực trầm trọng, nhấtlà 2 nhà máy sản xuất chè trên cao nguyên Cameron nổi tiếng của nước này đã phảingừng hoạt động do thiếu lao động thích hợp và 2 nhà máy nữa hiện chỉ hoạt độngcầm chừng với 20% công suất.

Các nhà máy này cần ngay khoảng 1.800 công nhân để trồng chè trên diện tích2.400 ha. Nếu không có đủ số công nhân thì việc sản xuất chè của các nhà máy cóthể phải ngừng hoạt động trong vòng 10 năm nữa.

Theo Minh Tâm
VNA



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.