"Loạn" cách ghi hạn sử dụng trên sản phẩm: DN "vô can"?

Theo ông Nguyễn Xuân Khiên, Vụ trưởng Thị trường châu Mỹ, Bộ Công thương, đa số hàng hóa nhập từ thị trường châu Mỹ thường có cách ghi hạn sử dụng là thángngàynăm. Nếu mặt hàng nào chỉ ghi ngày sản xuất thì phải chú thích nơi nhãn mác dòng chữ sử dụng tốt nhất (best before) trước ngày bao nhiêu.

Cách ghi hạn sửdụng trên nhiều loại hàng hóa hiện nay khiến khá nhiều người tiêu dùng longại, thắc mắc. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến thì khó có thể "đổ lỗi" chodoanh nghiệp vì một lý do quan trọng dẫn đến thực trạng trên là quy địnhniêm yết hạn dùng của mỗi quốc gia, mỗi khu vực khác nhau.

Theo ông Nguyễn Xuân Khiên, Vụ trưởng Thị trường châu Mỹ, Bộ Công thương, đasố hàng hóa nhập từ thị trường châu Mỹ thường có cách ghi hạn sử dụng làtháng/ngày/năm. Nếu mặt hàng nào chỉ ghi ngày sản xuất thì phải chú thíchnơi nhãn mác dòng chữ sử dụng tốt nhất (best before) trước ngày bao nhiêu.

Ông Khiên giải thích thêm, riêng rượu vang thì chỉ cầnghi năm sản xuất, vì năm sản xuất liên quan đến vụ nho của từng năm. Mà ởnhiều nước, vụ nho của năm nào ngon hay không ngon phụ thuộc vào thời tiết.Thế nên chỉ cần nhìn năm thu hoạch vụ nho là người ta biết loại rượu này cóngon hay không. Còn rượu vang để càng lâu càng tốt nên không cần ghi hạndùng.

Còn ông Đào Trần Nhân, Vụ trưởng châu Á - Thái Bình Dương,cho biết, tuy cùng khu vực châu Á nhưng mỗi quốc gia vẫn có những cách ghihạn sử dụng lên hàng hóa khác nhau. Chẳng hạn, hàng Trung Quốc thường chỉghi ngày sản xuất và sau đó ghi hạn sử dụng là bao nhiêu năm sau ngày sảnxuất.

Hàng nhập từ thị trường Hàn Quốc thì có quy định riêng.Ngày, tháng, năm sản xuất và hạn sử dụng cụ thể được chỉ định cho những sảnphẩm đặc biệt như hộp đựng đồ ăn, hộp đựng đường, phụ gia và thực phẩm chếbiến sẵn. Mỹ phẩm thì chỉ cần ghi ngày sản xuất theo thứ tự thông thường lànăm/tháng/ngày. Với những sản phẩm chỉ ghi hạn sử dụng gồm tháng và năm nhưmỹ phẩm hay các dược phẩm từ nhân sâm thì được "ngầm hiểu" là sử dụng đếnngày cuối cùng của tháng đó.

Đối với những sản phẩm như rượu Hàn Quốc thì không đòihỏi ghi hạn sử dụng nhưng bắt buộc phải ghi ngày sản xuất, hoặc số lô hànghoặc ngày đóng chai. 

"Loạn" cách ghi hạn sử dụng trên sản phẩm: DN "vô can"?
Mỗi hàng hóa một quy định về cách ghi hạn sử dụng khiến người tiêu dùng không khỏi lo ngại (Ảnh: VNN)

Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, bà Vũ Thị Bạch Nga,Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng kiến nghị, đơn vị nhập khẩu, phân phốiphải có trách nhiệm dịch, chỉnh sửa một cách chuẩn xác được ghi trên các nhãn khixuất sang Việt Nam, đặc biệt lưu ý đến yếu tố phù hợp với cách đọc, hiểu củangười tiêu dùng trong nước. 

Còn với hàng nội, ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó vụ trưởng Vụ thị trườngtrong nước, Bộ Công thương, cho hay, đa phần hàng nội đều phải ghi cụ thể,rõ ràng ngày sản xuất và hạn sử dụng, theo thứ tự ngày/tháng/năm.Số năm có thể ghi đầy đủ 4 chữ số, hoặc chỉ ghi hai số cuối, tùy theo đăngký của doanh nghiệp.

Trong khi đó, một số hàng hóa trong phần hạn sử dụng chỉ cần ghi tháng vànăm như một số loại thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng, giấy, bìacarton...

"Thực ra một số sản phẩm vẫn có thể dùng được khi quá hạn sử dụng,nhưng chỉ nên dùng tốt nhất trong khoảng thời gian nêu ra. Thế nên một sốhàng hóa, ngoài việc ghi hạn sử dụng còn phải ghi hạn bảo quản. Hạn bảo quảnlà mốc thời gian mà quá thời gian đó hàng hoá không còn đảm bảo giữ nguyênchất lượng và giá trị sử dụng ban đầu, nhưng vẫn dùng được", ông Chiến nói.

Ngoài ra, hàng hóa trong nước có không ít loại không phảighi ngày sản xuất và hạn sử dụng, như thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chếbiến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Hai là hàng hóalà nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xâydựng, phế liệu trong sản xuất, kinh doanh không có bao bì và bán trực tiếptheo thoả thuận với người tiêu dùng. Ngoài ra, đồ chơi trẻ em, sản phẩm dệtmay, da giày, kể cả rượu… cũng không cần phải ghi ngày sản xuất hay hạn dùng.

Tuy nhiên, nhiều người nghĩ, có một số hàng hóa không cầnphải ghi thời gian sản xuất, nhưng thực tế vẫn phải niêm yết năm sản xuấtnhư ô tô, xe máy, xe đạp, cao su, nhựa...

Ông Lê Đức, Giám đốc kinh doanh chi nhánh Hà Nội, Công tyCP Bibica, cho biết, riêng với hàng bánh kẹo và thực phẩm sản xuất trongnước thì doanh nghiệp luôn được yêu cầu là phải ghi rõ ràng ngày sản xuất vàhạn sử dụng, theo thứ tự ngày/ tháng/ năm. Với những chiếc bánh đóng gói, bỏvào trong những hộp bánh lớn, vẫn phải ghi cụ thể ngày sản xuất và hạn sửdụng. Mặt hàng kẹo chỉ cần ghi hạn dùng ở bao bì lớn.

Trước thực trạng "nhiễu thông tin" về cách ghi hạn sử dụng trên sản phẩm,gây khó khăn cho người tiêu dùng khi mua hàng, theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương,Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Ngân hàng TP HCM:

"Về nguyên tắc, chúngta không thể can thiệp vào cách ghi nhãn mác gốc của hàng hóa các nước, vìmỗi quốc gia có một quy định riêng về nhãn hàng.

Tuy nhiên, để người tiêudùng trong nước không bị nhầm lẫn, cơ quan chức năng nên quy định đơn vịnhập khẩu, phân phối phải chú thích riêng về ngày sản xuất và hạn sử dụngtrên mỗi sản phẩm, theo cách ghi chung của hàng hóa Việt Nam là ngày/tháng/năm.Với những sản phẩm chỉ ghi ngày sản xuất và trong nhãn gốc bằng tiếng nướcngoài có ghi sử dụng bao nhiêu năm, thì đơn vị nhập khẩu nên tính ra và ghiluôn hạn dùng cụ thể vào sản phẩm". 

Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, không thể coi doanh nghiệp hoàn toàn"vô can" trong vấn đề này. Một cán bộ quản lý thị trường cho biết, không íttrường hợp vi phạm việc ghi nhãn mác rõ ràng. Điều này chứng tỏ những thôngtin quan trọng trên nhãn hàng vẫn chưa được doanh nghiệp thực sự chú trọng. 

Vị này cũng thừa nhận, sự kiểm soát lỏng lẻo của cơ quan chức năng hoặc chưacó một quy định thống nhất đã khiến doanh nghiệp không "sợ". "Thường thìnhững nhãn mác không ghi hạn sản xuất, sử dụng hoặc ghi mập mờ... thì doanhnghiệp mới bị khiển trách, còn mỗi loại hàng hóa ghi một kiểu, gây khó hiểucho người tiêu dùng thì cũng không biết phạt doanh nghiệp như thế nào", vịnày giãi bày.

Theo Đông Nhiên
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.