Ngán ngẩm điện tăng: Chặn đường giảm giá hàng hóa

Chưa kịp vui vì xăng dầu vừa giảm giá được ít ngày, thực phẩm cũng hạ nhiệt thìngười dân và doanh nghiệp (DN) lại lắc đầu ngán ngẩm khi giá điện tiếp tục tăngvà sắp tới (ngày 117) giá nước sạch sinh hoạt cũng sẽ tăng. Cơ hội hồi phục củaDN và việc giảm giá hàng hóa coi như bị chặn đứng

Chưa kịp vui vì xăng dầu vừa giảm giá được ít ngày, thực phẩm cũng hạ nhiệt thìngười dân và doanh nghiệp (DN) lại lắc đầu ngán ngẩm khi giá điện tiếp tục tăngvà sắp tới (ngày 11/7) giá nước sạch sinh hoạt cũng sẽ tăng. Cơ hội hồi phục củaDN và việc giảm giá hàng hóa coi như bị chặn đứng


DN thêm khó khăn

Hàng tồn kho chất cao, thị trường tiêu thụ lại ế ẩm nên phần lớn các DN các DNđang rất khó khăn do hàng hóa không bán được mà các khoản chi phí trong sản xuấtkinh doanh vẫn tiếp tục đội lên. Nay khi giá điện tăng thêm 5% khiến nhiều DNthêm bế tắc. Đối với họ, cơ hội điều chỉnh đầu vào để giảm giá đầu ra coi như đãchấm hết.

Ông Phùng Văn Chính, Giám đốc Công ty TNHH gạch Tân Thịnh (Vĩnh Phúc) cho biết:"Mỗi tháng công ty phải chi khoảng 400 - 500 triệu tiền điện, nay giá điện tăngthêm 5% đồng nghĩa với việc công ty phải bỏ thêm 20 - 25 triệu để gánh thêmkhoản tiền điện tăng hàng tháng. Trong giai đoạn này, khi vật liệu xây dựng khótiêu thụ, công ty gặp nhiều bất lợi thì chi phí này là một khoản đáng kể. Đóchưa kể đến việc, giá điện sẽ khiến giá nhiều loại dịch vụ, vật liệu đầu vàokhác tăng theo.

Theo ông Chính, giá điện tăng lên mức này chắc chắn giá thành sản phẩm sản xuấtsẽ tăng theo. Tuy nhiên, vào thời điểm thị trường bất động sản đang đóng băng,thị trường vật liệu xây dựng theo đó cũng "ngủ đông", tồn kho cả núi hàng khiếnDN không thể tăng giá thành sản phẩm khi bán ra thị trường.

Ngán ngẩm điện tăng: Chặn đường giảm giá hàng hóa

"Trong khi chi phí cáckhoản đầu vào như vật liệu sản xuất, giá nhân công... không hề giảm màcòn tăng thì đầu ra sản phẩm lại đua nhau hạ giá. Một số doanh nghiệpvẫn đang đứng trước nguy cơ phá sản bởi hàng tồn kho quá nhiều, hạ giávẫn không bán nổi hàng hỏi làm sao các doanh nghiệp này dám tăng giáthành bán ra", ông Chính nói.

Trong khi đó, Giám độc một công ty thép ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc cũng chobiết: "Với mức tăng 5% giá điện. nhiều công ty sẽ vượt quá mức chịuđựng. Trong ngành thép và công ty thép của ông, chi phí điện chiếm tỷ lệrất cao trong giá thành sản xuất. Hiển nhiên, khi giá điện tăng như thếnày kéo theo giá thành sản xuất sẽ tăng lên là điều không thể tránhkhỏi. Trong khi tại thị trường thép xây dựng, sức mua ngày càng yếu dân,giá thép liên tục hạ".

"Doanh nghiệp thép của ông đang đối mặt với vấn đề không biết tìm đâu ranguồn gì để bù vào phần giá điện tăng bởi việc tăng giá bán là điềukhông thể vào thời điểm hiện tại", vị giám đốc này than thở.

Hàng ăn sẽ tăng giá

Ghi nhận tại thị trường dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố Hà Nộiđược các chủ nhà hàng, quán ăn khẳng định khi giá điện tăng, rồi giữatháng giá nước sạch tăng kéo theo giá dịch vụ ăn uống tăng là điều hiểnnhiên.

Anh Nguyễn Văn Hải quản lý một hà hàng ăn trên đường Nguyễn Phong Sắccho biết: "Giá điện tăng, nước tăng đồng nghĩa với việc nhà hàng sẽ tănggiá các món ăn lên".

Theo Văn Hải, giá thành đầu vào tăng thì đầu ra cũng phải tăng tươngứng. Nếu không tăng nhà hàng sẽ phải chịu lỗ. Tuy nhiên, hiện nhà hàngsẽ tăng lên bao nhiêu phần trăm còn phải tính toán sao cho hợp lý. Chứnếu tăng vô tội vạ như các quán ăn bình dân rất dễ mất khách.

Trong khi đó, chị Ngô Ngọc Ánh, chủ một quán nhậu bình dân ở khu vực sânvận động Mỹ Đình khẳng định giá dịch vụ ăn uống tại đây sẽ tăng thêm ítnhất là 10% khi điện và nước tăng thêm.

Ngán ngẩm điện tăng: Chặn đường giảm giá hàng hóa

Theo lý giải của chị NgọcÁnh "vừa qua giá xăng tuy có giảm nhưng vẫn chưa thể bằng mức tăng. Cộngthêm việc giá gas vừa rồi cũng đã tăng lên 11.000 đồng/bình 12 kg. Naygiá điện tăng 5%, tiếp đó giá nước tăng theo như vậy. Mọi thứ đầu vàođều tăng như vậy nên quán tăng giá là chuyện thường".

Nhiều chủ cửa hàng, quán ăn quyết định tăng giá dịch vụ ăn uống theo giáđiện, nước. Tuy nhiện, họ cũng không khỏi lo lắng khi giá tăng như vậyliệu khác có chấp nhận không.

Chị Nga, chủ quán cơm bình dân tại ngõ 28 đường Trần Nhân Tông chia sẻ:"bình thường giá mỗi xuất cơm bình dân dành cho sinh viên giá đã 25.000đồng/suất. Giờ tăng thêm 5.000 đồng/suất không biết sẽ như thế nào nữa.Nhưng nếu không tăng, mình sẽ không có công".

Túi tiền của dân thêm teo tóp

Nhiều người dân khi nghe tin giá điện sinh hoạt sẽ tăng 5% bắt đầu từngày 1/7 đều lắc đầu ngán ngẩm bởi theo đó chi phí sinh hoạt sẽ thêm mộtkhoản không hề nhỏ.

Chị Bùi Thị Xuân ở Yên Hòa (Cầu Giấy, HN) cho biết: "Bình thường, giáđiện chưa tăng, gia đình chị mỗi tháng đã phải đóng gần 3 triệu đồngtiền điện. Nay giá điện tăng thêm 5% đồng nghĩa với chuyện mỗi tháng giađình sẽ phải bỏ thêm gia 100.000 đồng nữa".

"Nếu chỉ tính mức tiền phải chi thêm ra hàng tháng như thế này thì khôngkhó khăn lắm. Tuy nhiên, giá điện tăng kéo theo đó hàng hóa cũng sẽ đượcdịp thổi giá tăng theo. Cuối cùng dân vẫn là người phải gánh chịu nhiềunhất", chị Xuân than thở

Bạn Nguyễn Hoàng Nam sinh viên trường Đại học Thương mại Hà Nội ngánngẩm chẳng kém khi giá điện tăng, giá nước cũng sẽ tăng vào giữa tháng.

Theo Hoàng Nam "Ngày trước giá điện chưa tăng, sinh viên đi trọ học ởđây đã phải è cổ đóng tiền điện với mức 4.000/kwh, giá cao chót vót sovới nhà giá bán lẻ nhà nước quy định. Giờ nhà nước tăng lên thêm 5% giáđiện bán lẻ chắc chắn các chủ nhà trọ sẽ được đà tăng theo. Sinh viêntiếp tục chịu cảnh mua điện với giá cắt cổ".

"Đó là chưa kể, khi giá điện tăng sẽ kéo theo giá dịch vụ hàng hóa chắcchắn sẽ tăng theo. Mỗi thứ dịch vụ tăng một ít, sinh viên và những laođộng trọ ở thành phố lại thêm phần lao đao vì giá cả sinh hoạt cứ đượcđà tăng chóng mặt", Hoàng Nam than.

Bác Trần Văn Ninh quê Phù Ninh (Phú Thọ) làm thợ xây tại khu vực ThanhXuân chia sẻ: "Việc làm ngày một ít, tiền công không được tăng trong khigiá điện, nước, phòng trọ rồi ngay cả giá cả hàng hóa thiết yếu phục vụcho cuộc sống hàng ngày cũng không ngừng tăng. Dân lao đồng như chúngtôi phải chắt bóp, cắt giảm tối thiểu những chi phí phát sinh hàng ngàymà vẫn thấy hết sức khó khăn".

Bác Ninh nhấn mạnh "tới, nếu công việc tiếp tục không có, tiền công mỗingày không tăng chắc tôi phải về quê làm tạm việc gì đó chứ ở thành phốthế này sao trụ nổi".
 

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.