Nợ công của Việt Nam có còn an toàn?

“Nhưng do dư nợ hiện đã ở mức cao, xu thế được vay nợ trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi sẽ giảm dần, nên cần thay đổi cơ cấu nguồn vốn, bảo đảm trả nợ đến hạn, giảm dần vay nợ. Điều mấu chốt là phải tăng cường hiệu quả đầu tư, đảm bảo duy trì các chỉ số nợ ở trong giới hạn an toàn, phù hợp với tiềm lực của đất nước”, Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH nhấn mạnh.

Ủy ban Tài chính - Ngân sáchcủa QH khẳng định: Nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn cònĐBQH Cao Sỹ Kiêm lại nói nợ công 57,1% là ở mức đáng chú ý.

Theo báo cáo của Ủy banTài chính - Ngân sách của Quốc hội: Chính phủ đề nghị mức bội chi ngânsách Nhà nước (NSNN) dự kiến 125.100 tỷ đồng, bằng 5,5% GDP và dự kiếnđến cuối năm 2011, mức dư nợ Chính phủ bằng 45,3% GDP, dư nợ quốc giabằng 42,8% GDP, dư nợ công bằng 57,1% GDP.

Ủy ban Tài chính - Ngânsách của QH nhận thấy, đây là vấn đề của nhiều quốc gia trên thế giới.Các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đều vay nợ. Giớihạn nợ được cho là an toàn ở mỗi nước cũng khác nhau, không có công thứchay tỷ lệ chung cho nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia; cũng nhưnợ công của mọi nền kinh tế mà tùy thuộc vào khả năng kinh tế, tài chínhcủa từng nền kinh tế. Đặc biệt là tùy thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn vayvà khả năng trả nợ khi đến hạn.

Tuy nhiên, theo khuyếncáo của một số nhà kinh tế và kinh nghiệm của một số nước thì nợ công ởmức 60% GDP là giới hạn an toàn. Do đó, Ủy ban Tài chính - Ngân sáchthấy rằng, với dự báo khả năng về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu NSNNnăm 2011, cùng với cơ cấu nợ công chủ yếu là nợ dài hạn và hiện vẫn đủkhả năng trả nợ nên nợ công của Việt Nam nằm trong ngưỡng an toàn.

Nợ công của Việt Nam có còn an toàn?
Hai luồng ý kiến về nợ công của Việt Nam

“Nhưng do dư nợ hiện đã ởmức cao, xu thế được vay nợ trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi sẽ giảmdần, nên cần thay đổi cơ cấu nguồn vốn, bảo đảm trả nợ đến hạn, giảm dầnvay nợ. Điều mấu chốt là phải tăng cường hiệu quả đầu tư, đảm bảo duytrì các chỉ số nợ ở trong giới hạn an toàn, phù hợp với tiềm lực của đấtnước”, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH nhấn mạnh.

Theo quan điểm của ĐBQH -TS. Cao Sỹ Kiêm: “Trước đây, Chính phủ đã nhiều lần báo cáo nợ công dướicon số 46% hay 42%, 41% GDP, tôi cho là được. Còn con số đưa ra hiện naycần phải được chú ý”.

Trả lời phóng viên bên lềkỳ họp QH về “chính sách tài khóa - tiền tệ liên quan thế nào tới nợcông của Việt Nam”?, vị đại biểu này cho hay: Chính sách tài khoá vàchính sách tiền tệ cần lưu ý đến những vấn đề dài hạn có tính bền vững,tính ổn định của cân đối vĩ mô. Cụ thể là cân đối vĩ mô hiện nay, nhưchi ngân sách, nhập siêu, cán cân thương mại của chúng ta chưa được cảithiện nhanh, thậm chí có yếu tố mất an toàn.

Đề cập tới hiệu quả củagói kích cầu, TS. Cao Sỹ Kiêm nhìn nhận: “Nếu nói kích cầu để chống suygiảm kinh tế thì rõ ràng chúng ta đã thành công nhưng sự thực những góikích cầu ấy cũng để lại một số hệ quả tác động đến bây giờ.

Đó là lãi suất thấp đểcứu nền kinh tế tạo ra sự ỷ lại, tạo sự không công bằng. Hay như chínhsách giảm thuế giúp các doanh nghiệp khắc phục những tồn tại trước mắt,để đủ lực khôi phục sản xuất nhưng về lâu dài lại không phù hợp… Do đó,chúng ta phải điều chỉnh dần dần để lấy lại thăng bằng”.

Theo Nguyễn Hiền
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.