Phải ghi nhãn hàng hóa biến đổi gene

Đây là nội dung quan trọng trong Nghị định về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gene, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gene do Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành

Từ 10/8/2010, hànghóa có chứa sinh vật biến đổi gene (SVBĐG), sản phẩm của SVBĐG trên thịtrường với tỷ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần và các thông tin liên quan đếnSVBĐG phải được ghi trên nhãn hàng.

Đây là nội dung quan trọng trong Nghị định về an toàn sinh học đối với sinhvật biến đổi gene, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi genedo Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành.

Theo nghị định này, SVBĐG được phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôinếu được Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gene (là tổ chức tư vấn cho Bộtrưởng Bộ Y tế, gồm đại diện các bộ Công Thương, KH-CN, NN-PTNT, TN-MT, Y tếvà một số chuyên gia) xác nhận không có các rủi ro không kiểm soát được đốivới sức khỏe con người, vật nuôi; được các nước phát triển cho phép dùng làmthực phẩm, thức ăn chăn nuôi trong ít nhất 5 năm và chưa xảy ra rủi ro ở cácnước đó.

Ngoài ra, SVBĐG đó phải được khảo nghiệm trong điều kiện cụ thể của ViệtNam, được Bộ NN-PTNT công nhận đạt yêu cầu, được Hội đồng an toàn sinh họckết luận an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học.

SVBĐG khi được phóng thích (nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường)phải được khảo nghiệm từng bước, từ hạn chế đến diện rộng nhằm đánh giá ảnhhưởng của chúng với môi trường và đa dạng sinh học trong điều kiện cụ thểcủa Việt Nam với các biện pháp cách ly và giám sát phù hợp.

Phải ghi nhãn hàng hóa biến đổi gene
Nhiều loại rau quả ở siêu thị là thực phẩm biến đổi gene song không được gắn nhãn (Ảnh: Như Ý)

Khi phát hiện SVBĐG gây rủi ro với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏecon người và vật nuôi mà không kiểm soát được, phải chấm dứt khảo nghiệm vàáp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý rủi ro, tiêu hủy chúng.

Hoạt động nghiên cứu tạo ra, phân tích, thử nghiệm cách ly SVBĐG, sản phẩmcủa SVBĐG chỉ được phép thực hiện tại phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinhvật biến đổi gen được Bộ KHCN công nhận.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy địnhvề Giấy chứng nhận an toàn sinh học, theo đó giấy chứng nhận này sẽ bị xemxét thu hồi khi có bằng chứng khoa học mới về rủi ro của SVBĐG đã được cấpgấy chứng nhận; tổ chức, cá nhân cố tình cung cấp sai thông tin có tính chấtquyết định cho việc cấp gấy chứng nhận; có bằng chứng chứng minh kết luậncủa Hội đồng an toàn sinh học là thiếu cơ sở khoa học.

Phải ghi nhãn hàng hóa biến đổi gene

Nhận định về việc SVBĐG được phép sử dụng làm thực phẩm cũng như về năng lựcxác định SVBĐG có thể gây hại hay không, GS sinh học Nguyễn Lân Dũng chorằng: Hiện Việt Nam chưa có đủ trình độ để sản xuất và đánh giá tính an toàncủa SVBĐG và các sản phẩm của SVBĐG, mà phần lớn đều nhập của các nước tiêntiến.

“Trong khi đó, cuộc chiến giữa các nước phát triển như Mỹ hay EU chỉ là cuộcchiến thương mại chứ chưa có bằng chứng về tác động của SVBDG và sản phẩmchứa SVBĐG đối với sức khỏe con người, động vật và sinh thái”, GS Nguyễn LânDũng cho biết.

Với sự ra đời của Nghị định trên, tình trạng “nhập nhèm” thực phẩm biến đổigene tới đây có thể được chấm dứt. Theo Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đolường Chất lượng 3 (Quatest3), khảo sát ngẫu  nhiên ở 17 chợ, siêu thị trênđịa bàn TP HCM hồi đầu năm 2010 cho thấy,  111/323 mẫu thực phẩm gồm: bắp,đậu nành, khoai tây, gạo, cà chua… chọn ngẫu nhiên được kiểm nghiệm cho kếtquả là sản phẩm biến đổi gene.

Theo Thu Loan
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.