Quảng cáo đang phát đi thông điệp méo mó!

“Quảng cáo đang tạo cái nhìn phiến diện khi hìnhảnh người phụ nữ luôn gắn với với công việc giặt giũ, nấu nướng hoặc phơi bàyhình thể người phụ nữ để quảng cáo sản phẩm. Còn hình ảnh của nam giới là cácnhà khoa học, doanh nhân thành đạt…”

“Quảng cáo đang tạo cái nhìnphiến diện khi hình ảnh người phụ nữ luôn gắn với với công việc giặt giũ, nấunướng hoặc phơi bày hình thể người phụ nữ để quảng cáo sản phẩm. Còn hình ảnhcủa nam giới là các nhà khoa học, doanh nhân thành đạt…”

Vấn đề kiểm soát tác động bất lợi của quảng cáo hiện nay trong nội dung bìnhđẳng giới được nhiều đại biểu Quốc hội “mổ xẻ” trong phiên thảo luận về dự luậtQuảng cáo.

Phụ nữ rửa toilet, đàn ông xài xe hơi, điện thoại?

Quảng cáo đang phát đi thông điệp méo mó!
Hình ảnh đàn ông luôn gắn với những quảng cáo xe hơi, điện thoại, cuộc sống thành đạt, sang trọng.

Đại biểu Lê Thị Nguyệt (VĩnhPhúc) khơi vấn đề, bản thân hoạt động quảng cáo không thể hiện yếu tố giới,nhưng nội dung và hình thức lại tác động ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến mục tiêu bìnhđẳng giới. Quảng cáo nếu không nhằm góp phần nâng cao bình đẳng giới, chống phânbiệt đối xử với phụ nữ và trẻ em sẽ dễ góp phần duy trì tạo nên các định kiến vềgiới.

Bà Nguyệt nêu thực tế trên truyền hình hiện vẫn xuất hiện những quảng cáo về cácsản phẩm gia dụng như nước lau sàn, nước rửa bát, nồi cơm điện, gia vị, thựcphẩm, máy giặt, tủ lạnh… đều chọn nhân vật nữ. Hình ảnh những người phụ nữ liêntục chăm sóc con cái, nấu ăn trong bếp, chọn hàng trong siêu thị, lau rửa nhà vệsinh, giặt giũ quần áo… Trong khi đó hình ảnh người đàn ông lại được sử dụng gắnvới những sản phẩm “sang trọng hơn” như xe máy, xe hơi, điện thoại di động, tivi.

Đại biểu lo lắng, các quảng cáo này tự động phát đi thông điệp méo mó là phụ nữsuốt ngày phải lo việc nội trợ, phục vụ gia đình, chồng con, đối lập với hìnhảnh thành đạt, hưởng thụ của cánh mày râu.

Cùng ở góc nhìn của một người phụ nữ, đại biểu Trần Hồng Thắm (Cần Thơ) cũng chorằng quảng cáo đang tạo ra cái nhìn phiến diện về hình ảnh người vợ, người mẹlụi cụi với công việc giặt giũ, nấu nướng hoặc phơi bày hình thể người phụ nữ đểquảng cáo sản phẩm hay phục vụ cho quảng cáo chương trình giải trí. Còn hình ảnhcủa nam giới là các nhà nghiên cứu khoa học, các doanh nhân thành đạt. Điều này,theo đại biểu, không chỉ gây bất bình đẳng giới mà còn ảnh hưởng không tốt tớiviệc giáo dục trẻ em.

Bà Thắm đề nghị nghiên cứu lại vấn đề này để cso những quy định nhằm hạn chếnhững tác nhân làm tăng định kiến về giới, vai trò của giới dẫn đến việc làmtăng sự phân biệt phiến diện thường thấy trong quảng cáo hiện nay.

Không phản đối yêu cầu bình đẳng giới nhưng đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai)“bật” lại: “Nếu nói quảng cáo như thế là phân biệt giới thì tôi nghĩ thiệt hạiđầu tiên là đối với các diễn viên nữ. Họ xin được tham gia vào những chươngtrình quảng cáo đó. Hay chúng ta lại yêu cầu là cứ có một nữ thì phải có mộtnam. Vợ mà thổi cơm thì chồng phải nấu nước?”.

Ông Quốc phân tích những chuyện đó rất nhạy cảm, dẫn đến việc người cấp phép,nhất là cấp phép trong quan hệ xin - cho trở nên hết sức phức tạp. Bên cạnh đó,đời sống thay đổi hàng ngày, hàng giờ với các phương thức quảng cáo tích hợpnhiều công nghệ mới. Đại biểu lo các quy định thiết kế sẽ sớm thành lạc hậu,phát sinh các “chiêu”… lách luật.

Giới hạn diện tích quảng cáo báo điện tử khó khả thi

Quảng cáo đang phát đi thông điệp méo mó!
Chỉ số ít các trang báo điện tử có lãi, hút được quảng cáo.

Về vấn đề quảng cáo trên báo điệntử, email, blog, đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TPHCM) nêu con số thống kê,đến thời điểm này, cả nước có 34 báo điện tử, 66 trang thông tin điện tử, 43.575trang web được cấp phép với số lượng phương tiện truyền thông hùng hậu. Nguồnlực để quản lý hoạt động quảng cáo, theo đó, sẽ không nhỏ. Với quy định hiệnnay, để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành vi vi phạm pháp luật vềquảng cáo, một trang báo, cả 2 Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và Bộ Thông tin –truyền thông cùng phải đọc, “soi” mỗi ngày, dẫn đến việc giẫm chân, chồng chéo.

Đại biểu Trương Thị Yến Linh (Cà Mau) cho rằng, dự án luật cần bao quát đầy đủcác hình thức hoạt động quảng cáo hiện đại như trên các mạng xã hội, blog, trênphương tiện cá nhân, trên các loại hình game online, màn hình laptop…

Đại biểu Đặng Công Lý (Bình Định) lại đề xuất cần quy định một thư mục riêngtrên trang báo điện tử dành cho quảng cáo, các thư mục còn lại không được quảngcáo, nhất là các trang chủ.

Châu Thị Thu Nga (Hà Nội) phân tích, có 2 dạng quảng cáo trên các trang báo điệntử hiện nay. Dạng cố định bao gồm vùng quảng cáo cố định ở hai bên phía trên vàphía dưới không tràn vào nội dung, vùng quảng cáo nằm hẳn vào trong vùng xen kẽvà vùng nội dung nhưng không chèn lên phần nội dung.

Dạng quảng cáo không cố định bao gồm quảng cáo không cố định hiện lên và chèntrên vùng nội dung nhưng người sử dụng có thể tắt đi để xem nội dung và quảngcáo trôi nằm hai bên ngoài của trang website, di chuyển theo màn hình khi ngườisử dụng các thanh công cụ, thanh cuốn, tự động trôi, không ảnh hưởng đến vùngnội dung, người sử dụng không thể can thiệp được vùng quảng cáo.

“Các dạng quảng cáo này hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ thông tin, xu hướngquảng cáo trực tuyến trên thế giới nên không thể duy ý chí đưa vào điều luật nàynhững nội dung mà thực tế không thể thực hiện được” – đại biểu cho rằng, quyđịnh giới hạn diện tích vùng quảng cáo không quá 25% diện tích trong mỗi trangtrên khuôn hình không thực tế, không có tính khả thi. Trên thực tế các trang báochỉ thiết kế ở vùng quảng cáo là gần 100% trên diện tích mỗi trang. Ngoài ra cáctrang cũng phải tự tính toán nội dung, số lượng, diện tích quảng cáo, nếu khôngsẽ không có người xem.

Sau khi xin ý kiến Quốc hội lần đầu, dự luật Quảng cáo sẽ được chỉnh lý, hoànthiện để trình tiếp trong kỳ họp thứ 3 (đầu 2012).
 

Theo P.Thảo
         DanTri




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.