Rập rình cái chết từ người bán hàng nhẫn tâm

Vụ nổ gas khiến 2 cháu nhỏ thiệt mạng, cốm tẩm chất nhuộm công nghiệp bịcấm trong thực phẩm, gà tẩm bột sắt, chè trộn phân bón,... chính là sự tác độngcó chủ ý của người bán hàng. Chỉ vì mối lợi cá nhân, họ đã đang tâm gây độc hạivào những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, cũng như giếtdần giết mòn niềm tin của người tiêu dùng.

Vụ nổ gas khiến 2 cháu nhỏthiệt mạng, cốm tẩm chất nhuộm công nghiệp bị cấm trong thực phẩm, gà tẩm bộtsắt, chè trộn phân bón,... chính là sự tác động có chủ ý của người bán hàng. Chỉvì mối lợi cá nhân, họ đã đang tâm gây độc hại vào những sản phẩm có ảnh hưởngtrực tiếp đến sức khỏe con người, cũng như giết dần giết mòn niềm tin của ngườitiêu dùng.

Mối lợi dìm chết nhân tâm


Vụ nổ gas trên phố Tạ Quang Bửu, Hà Nội mới đây khiến 2 em nhỏ thiệt mạng, mộttrong những nguyên nhân được xác định là do rò rỉ gas. Trong khi cơ quan công anđang điều tra nguyên nhân để làm rõ vụ việc thì một nhân viên 2 năm làm nghềgiao gas đã hé lộ bí mật kinh hoàng về thực trạng kinh doanh tại Hà Nội. Điềuđáng nói, thông tin người nhân viên này kể khiến người ta rùng mình trước nhữngviệc làm liều lĩnh, nông cạn và thiếu hiểu biết của một số nhân viên giao gasđối với tính mạng của cộng đồng.

Theo lời kể, ngoài việc sử dụng những bình gas cũ, độ an toàn kém để sang chiếttrái phép thì nhân viên giao gas hay "dọa" người tiêu dùng, chủ yếu là phụ nữ vàngười già, rằng van gas, dây gas hỏng, có mùi,... để thay cái khác, dù dây đóvẫn sử dụng tốt. Thậm chí, để thuyết phục cho chủ nhà tin, nhân viên còn vặn hởgas ở bình hay bẻ van gas, liều lĩnh hơn là chuẩn bị cả kim sắt để chọc thủngdây dẫn gas. Tàn nhẫn hơn cả, là trường hợp dùng dao cứa dây cao su để tạo vếtnứt, nhưng nếu chủ nhà không thay dây, nhân viên đó vẫn để nguyên và ra về, phómặc cho chủ nhà, dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

Rập rình cái chết từ người bán hàng nhẫn tâm
Một cơ sở chế biến tại huyện Hàm Yên pha trộn chè thường và chè độc để bán cho thương lái. (Ảnh: GDVN)

Hồi đầu tháng 11, Sở Y tếHà Nội đã phát hiện hai mẫu cốm lấy tại cơ sở sản xuất cốm trên địa bànphường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy có sử dụng chất Malachite green -một chất nhuộm công nghiệp - với hàm lượng 5,9mg/kg và 1,5mg/kg (cao gấphàng ngàn lần so với tiêu chuẩn cho phép). Đây là một chất cấm sử dụngtrong sản xuất, kinh doanh thủy sản và gây hại trên người. Thông tin nàygây xôn xao dư luận khi món ăn truyền thống vốn rất được tin tưởng về độđảm bảo an toàn thực phẩm.

Trước đó vào giữa tháng 7, thông tin chè Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ,Thái Nguyên trộn cả phân bón và chất thải cũng gây choáng váng cho dưluận. Những người sản xuất đã trộn phân lân, NPK, bột đá, bùn, chấtthải… vào chè để trông sản phẩm đẹp hơn, cân nặng hơn và quan trọng nhấtlà siêu lợi nhuận. Nhiều hộ gia đình sản xuất chè thì khẳng định rằngchè này không uống được, chỉ xuất đi thôi (?)

Sau khi được nhúng vào nồi nước sôi có hòa trộn bột sắt, gà sẽ có màuvàng ruộm, béo ngậy, nhìn rất bắt mắt. "Hôm nào không nhuộm bột sắt biếtngay, ai tới mua cũng nâng lên, hạ xuống hỏi: "Sao hôm nay thịt gà trắngởn ra thế này,… như thịt gà chết ấy, nhìn đã không muốn ăn". Theo ngườibán gà thì, việc sử dụng bột sắt là để làm đẹp, cho gà vàng ươm, bắt mắtvà dù là bột này độc nhưng nếu dùng ít thì không vấn đề gì (?!)

Nhà quản lý quản gì?

Tâm sự của nhân viên giao gas cho biết, khi được giao sang chiết gastrái phép, anh này đã xin nghỉ việc và lập tức gọi điện cho đội quản lýthị trường sở tại, cung cấp đầy đủ thời gian, địa chỉ. Tuy nhiên, anhnày cho biết, không thấy ngành chức năng can thiệp và đến giờ những hànggas đó vẫn thực hiện sang chiết trái phép.

Thông tin về cốm làng Vòng dùng chất nhuộm công nghiệp đã khiến ngườitiêu dùng hoảng hồn và nhiều hộ làm cốm ở làng Vòng khoảng gần chục ngàynay đang phải án binh bất động. Với những người làm ăn chân chính, việcbị người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm khiến gia đình họ lâm vào cảnh mấtnghề mất nghiệp.

Hàm lượng chất Malachite green được dùng để làm xanh cốm được Sở Y tế HàNội phát hiện gấp hơn 2.600 lần cho phép. Theo các nhà khoa học, từ năm2005, Malachite green đã bị đưa vào danh mục bị cấm trong sản xuất kinhdoanh thủy sản, do có nhiều nguy cơ với sức khỏe người sử dụng như cóthể gây rối loạn chuyển hóa, gây tổn thương chức năng gan, thận và tồndư của nó có thể gây ung thư. Nếu chúng ta sử dụng với hàm lượng lớntrong việc sản xuất các thực phẩm thì độ độc hại sẽ gây hậu quả khônlường.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc sở Y tế khuyến cáo, người tiêu dùng không nênmua cốm trôi nổi, bày bán tự phát mà nên tìm đến những cơ sở đã đượckiểm nghiệm, có uy tín.

Cũng là một loại chất độc dùng trong sản xuất công nghiệp nhưng lại đượcdùng trong thực phẩm là bột sắt, nhưng vì để con gà được bắt mắt, ngườibán hàng vẫn sử dụng. Theo kết quả phân tích của Viện Công nghệ sinh họcvà thực phẩm thuộc Trường đại học Công nghiệp TPHCM, “bột sắt” là mộtloại màu công nghiệp chứa chất 2,4 diaminoazobenzene hydrochloride đượcdùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, sản xuất caosu (chất chống ôxy hóa cao su), mực in… do có hại cho sức khỏe nên tuyệtđối cấm sử dụng trong thực phẩm, thông tin trên báo SGGP.

Trong khi thật khó để đo lương tâm người bán hàng, nhà sản xuất, khi vẫnbiết sai trái mà họ vẫn làm thì người tiêu dùng chỉ có duy nhất một cáchcổ xưa là phải tự bảo vệ mình, rằng biết cách chọn thực phẩm tươi ngon,màu tự nhiên, mua hàng có nhãn mác, rõ nguồn gốc... Đối với việc sử dụngbình gas thì nên có động tác giám sát, kiểm tra thường xuyên để pháthiện những bất thường và tìm cách xử lý kịp thời.

Theo Lê Thanh
         VNN


 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.