Sẵn sàng xin được… hầu kiện

Phó cục trưởng Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) Vũ Bá Phú khuyến cáo doanh nghiệp bị kiện phải hết sức thiện chí hợp tác với cơ quan điều tra của nước ngoài, thậm chí xung phong làm bị đơn tự nguyện để “được” điều tra… Chủ quan trước “phong trào” kiện cáo Trước gần 100 doanh nghiệp xuất khẩu của Hà Nội và vùng phụ cận, ông Phú thông báo, những nước công nghiệp phát triển ngày càng ưa chuộng đặt ra nhiều tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, chất lượng hàng nông sản, thực phẩm khiến nước xuất kh

Chiều 1/7, cựu đạisứ Thương mại Mỹ Susan C.Schwab khuyên Việt Nam cần tạo khác biệt về chínhsách sản xuất, chất lượng... so với hàng hóa của Trung Quốc để tránh bị vạlây khi các quốc gia kiện nước này. Chính phủ cần xúc tiến đàm phán gia nhậpHiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và một số hiệp định thương mại tự dosong phương, đa phương.

Phó cục trưởng Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) Vũ Bá Phú khuyến cáodoanh nghiệp bị kiện phải hết sức thiện chí hợp tác với cơ quan điều tra củanước ngoài, thậm chí xung phong làm bị đơn tự nguyện để “được” điều tra…

Chủ quan trước “phong trào” kiện cáo

Trước gần 100 doanh nghiệp xuất khẩu của Hà Nội và vùng phụ cận, ông Phúthông báo, những nước công nghiệp phát triển ngày càng ưa chuộng đặt ranhiều tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, chất lượng hàng nông sản, thực phẩm khiếnnước xuất khẩu (đa số đang phát triển) rất khó đáp ứng. Đặc biệt, cả một sốnước đang phát triển như Ấn Độ, Indonesia... cũng tích cực điều tra, kiệntụng chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang pháttriển khác.

Theo thống kê của Bộ Công thương, từ năm 1994 đến nay Việt Nam bị kiện chốngbán phá giá 35 vụ, kiện tự vệ 6 vụ và một vụ kiện chống trợ cấp. Trong nămnay, có khả năng hàng dệt may, đồ gỗ, thép và đinh vít sẽ bị kiện chống bánphá giá tại Mỹ, châu Âu. Một số sản phẩm cơ khí, hóa chất, điện, nhựa cũngcó thể thuộc diện bị điều tra. Đáng chú ý, các mặt hàng này mới thuộc diệnkhai phá thị trường. 

Sẵn sàng xin được… hầu kiện
Đại diện EU cho biết, rất có thể từ ngày 15/7 sẽ ngừng áp thuế chống bán phá giá đối với xe đạp VN (Ảnh: Đức Long)

Tham tán thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, ông AntonioBerenguer, cho biết EU còn “săm soi” cả cách doanh nghiệp Việt Nam giết mổgia súc để chế biến thực phẩm hoặc làm nguyên liệu sản xuất giày dép cho trẻem như một rào cản thương mại mới.

Đáng tiếc, các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫngiữ thói quen chờ “nước đến chân mới nhảy”, không chịu chuẩn bị ứng phó sớm.“Nếu không bị áp thuế chống bán phá giá, mỗi năm các bạn tiết kiệm được 500triệu euro chỉ riêng trong lĩnh vực xuất khẩu da giày, dệt may vào EU”, ôngA.Berenguer nhấn mạnh.

Chứng minh hoạt động theo cơ chế thị trường

Sẵn sàng xin được… hầu kiện

Luật sư Paulett V.Schueren (Bỉ) cho biết giống như Mỹ, EU coi ViệtNam là nền kinh tế phi thị trường nên áp dụng nhiều bất lợi trong tranh chấpthương mại. EU thường chọn 3 - 8 nhà xuất khẩu lớn nhất Việt Nam (trongngành hàng chuẩn bị kiện) để điều tra nên các doanh nghiệp phải nhất quántrong giải trình. Ông A.Berenguer khuyên cách đối phó tốt nhất khi bị kiệnbán phá giá là chứng minh được hoạt động theo cơ chế thị trường. Như vậy mứcthuế sẽ giảm đi rất nhiều.

Ông Phú đưa ra ví dụ một công ty xuất khẩu da giày đã thành công nhờ giảipháp trên chỉ bị áp thuế 5%, còn nhiều công ty khác cùng đợt kiện phải chịu15 - 16%.

Gần đây nhất, Công ty Tiến Thịnh chủ động hợp tác với cơ quan điềutra Mỹ, xung phong làm bị đơn tự nguyện trong vụ kiện chống trợ cấp túi nhựaxuất khẩu nên chỉ bị áp thuế chống trợ cấp 0,44%. Còn một công ty có vốn đầutư Đài Loan hợp tác cầm chừng, bị “đánh” tới 55%. Thật tiếc, vì mới có vàiba công ty chọn giải pháp “mạo hiểm” nhưng đầy khôn ngoan này.

Luật sư Matthew McConkey (Công ty CP luật Mayer Brown - Mỹ) tiết lộ cơ quanđiều tra Mỹ, EU thường giả danh nhà nhập khẩu tới khảo sát những công tyViệt Nam nằm trong “tầm ngắm”.

Phía Việt Nam thường khoe khoang sẽ mở rộngsản xuất, cung cấp những thông tin rất bất lợi cho mình để rồi hai tháng saunhận được đơn kiện. “Phải rất thận trọng tìm hiểu đối tác mới là ai, yêu cầuký biên bản bảo mật thông tin do phía Việt Nam cung cấp, không được sử dụngvào việc kiện tụng hoặc cung cấp cho cơ quan chức năng …”, ông này tư vấn.

Cảnh báo sớm nguy cơ bị kiện

“Dự kiến đến tháng 9, Bộ Công thương sẽ công bố Hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu”, ông Vũ Bá Phú cho biết.

Theo Hoàng Hưng
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.