Siêu thị chuộng hàng nội

Sự gia tăng mạnh mẽ của hàng Việt những năm gần đây không chỉ có được từ sự ưu tiên mà chính bằng chất lượng đảm bảo, mẫu mã đa dạng, bắt kịp thị hiếu tiêu dùng.

Nếu có nơi nào chứng kiến sự đổi thay của hàng Việt rõ ràng nhất thì đó chính làcác siêu thị. Khác với sự áp đảo của hàng ngoại những ngày đầu siêu thị mở cửa,ngày nay tỉ lệ hàng Việt trong kênh bán lẻ hiện đại này đã lên tới 70-95%.

Sự gia tăng mạnh mẽ của hàng Việt những năm gần đây không chỉ có được từ sự ưutiên mà chính bằng chất lượng đảm bảo, mẫu mã đa dạng, bắt kịp thị hiếu tiêudùng.

Giành từng centimet

95% thực phẩm đang được bày bán trong các siêu thị của hệ thống Co.op Mart làhàng Việt và ở ngành phi thực phẩm là 90%. Đây là số liệu trong bảy tháng đầunăm 2010 vừa được hệ thống siêu thị Co.op Mart báo cáo lên Sở Công thương TP.HCM.Bà Bùi Hạnh Thu - phó tổng giám đốc Saigon Co.op - cho biết hàng Việt được hiểulà hàng sản xuất tại VN bao gồm của các cơ sở trong nước, công ty liên doanh,sản phẩm do người VN sản xuất trên lãnh thổ VN.

Siêu thị chuộng hàng nội
Hàng quần áo trẻ em do VN sản xuất hiện chiếm 95% tại nhiều siêu thị (Ảnh: N.B.)

“Khác với sự lấn lướt của hàng ngoại những năm trước, tỉ trọng hàng nội tăng dầncùng thời gian, trong nhiều nhóm hàng, hàng Việt còn đóng vai trò chủ đạo. Chẳnghạn ở ngành vải sợi, 95% quần áo trẻ em, trung niên, giới trẻ đều là hàng nội,hàng ngoại chỉ xuất hiện ở dòng áo thun nam, trong khi trước đây cơ cấu ngànhhàng này 40% là hàng ngoại”, bà Thu cho hay.

Tại hệ thống siêu thị Big C, sự chuyển dịch trong ngành vải sợi cũng rõ nét. Đạidiện bộ phận thu mua của hệ thống Big C cho biết rất nhiều cơ sở may mặc chuyêngia công hoặc chuyên xuất khẩu trước đây nay quay lại thị trường nội địa.

Theo ông Nguyễn Xuân Hải, giám đốc Big C VN, 95% hàng hóa tại siêu thị là hàngnội, trong đó 40% doanh số đến từ hàng VN chất lượng cao. “Đây là những nhà sảnxuất tiên phong trong cải tiến công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng nhưđầu tư chăm chút bao bì, nhãn mác” - ông Hải nhận xét.

Siêu thị chuộng hàng nội

Không chỉ tự nâng cấp về chất lượng, giá cả, mẫu mã, hàng Việt còn chiếm ưu thếnhờ đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Nhờ đó, khôngít mặt hàng trước phải nhập khẩu nay đã được thay thế hoàn toàn bằng hàng nộiđịa.

Điều này thấy rõ rệt nhất ở nhóm bánh kẹo, thực phẩm đông lạnh, chế biếncông nghệ. Những hộp bánh quy xuất xứ Thái Lan, Malaysia, Indonesia... từng lấnlướt trên quầy kệ bây giờ đã thu hẹp diện tích và nhường chỗ cho thương hiệutrong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà...

Nỗ lực phải từ hai phía

Theo các nhà bán lẻ, để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường thì việc liên kết giữanhà sản xuất và phân phối là yếu tố cơ bản nhất. Thời gian qua các nhà bán lẻ đãchủ động hợp tác cùng với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, hợp tác xã và nông dântrong việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm hàng tiêu dùng cũng như nông sản.Nhưng doanh nghiệp không thể trông mãi vào sự ưu tiên của nhà bán lẻ mà phải tìmchỗ đứng trên thị trường bằng chính chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp...

Hợp tác siêu thị với nhà sản xuất

Thời gian qua Big C hợp tác cùng với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, hợp tác xã và nông dân trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng tiêu dùng cũng như nông sản. Bản thân siêu thị hướng dẫn, phổ biến các quy định, yêu cầu về tổ chức, quản lý hàng hóa hệ thống mã vạch, công bố chất lượng, giấy phép đăng ký... để hàng hóa của những cơ sở này đủ điều kiện vào siêu thị.

Gần đây nhất, Big C đã có buổi gặp gỡ với khoảng 100 nhà sản xuất vừa và nhỏ tại Nghệ An và đã ký hợp đồng cam kết mua sản phẩm trị giá 13 tỉ đồng. Trong khi đó, Saigon Co.op đầu tư khoảng 15 tỉ đồng cho các hợp tác xã của Lâm Đồng để trồng rau củ quả an toàn, theo tiêu chuẩn VietGap...

Dạo quanh một vòng các siêu thị dễ nhận thấy những mặt hàng như đồ chơi trẻ em,điện máy, điện tử, mỹ phẩm... sản phẩm giá trị cao, doanh thu lớn hiện nay đềulà ngoại nhập.

Ông Hải cho biết nếu xét về số lượng nhà cung cấp trong một nhómhàng thì hàng nội luôn chiếm ưu thế, còn hàng ngoại chỉ có vai trò làm phong phúchủng hàng, tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo ông Hải, một trong những điểm yếu nhất của doanh nghiệp trongnước là hệ thống hậu cần (logistic).

“Do tính chất mạng lưới siêu thị trải đềuba miền, việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp trong nước khá khó khăn, đặcbiệt với nhóm hàng đông lạnh công tác hậu cần kém dẫn đến giá cả đội lên khi vềcác tỉnh. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhỏ trong quá trình đàm phán vềnguồn hàng còn hạn chế vì sản xuất quy mô nhỏ nên khó đảm bảo giá tốt đến tayngười tiêu dùng”, ông Hải nói.

Bên cạnh đó, đại diện nhiều siêu thị cũng cho rằng nhiều sản phẩm hàng nội gầnnhư 10 năm vẫn không cải tiến mẫu mã, vỏ chai hay đơn giản là hình ảnh bao bìsản phẩm, trong khi các sản phẩm ngoại nâng cấp hình ảnh hằng ngày, hằng thángdù thực chất “vẫn là rượu cũ”. Ngoài ra, việc đáp ứng nhu cầu thị trường thôngqua đa dạng hóa sản phẩm cũng là điều doanh nghiệp cần lưu ý.

Ở góc cạnh khác, nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng để đưa hàng vào siêu thị khônghề dễ dàng. Giám đốc một công ty thực phẩm cho biết mặc dù đầy đủ các tiêu chítheo yêu cầu của siêu thị, nhưng hàng vẫn không vào được với lý do “hết diệntích trưng bày”.

Theo Như Bình
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.