Tăng thuế, thêm phí: Cứ đi ôtô là tận thu?

Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, hiện ô tô đang phải chịu 8 loạithuế, phí bao gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí trước bạ,phí đăng kiểm, phí đăng ký biển số, phí bảo hiểm vật chất, phí bảo hiểm dân sự,phí xăng dầu.

Theo thống kê của Hiệphội Vận tải ôtô Việt Nam, hiện ô tô đang phải chịu 8 loại thuế, phí bao gồm:Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí trước bạ, phí đăng kiểm, phíđăng ký biển số, phí bảo hiểm vật chất, phí bảo hiểm dân sự, phí xăng dầu.

Từ 1/6 tới, các phương tiệngiao thông sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ, trong đó ôtô con đến 9 chỗ 1,8triệu đồng/năm. Thời gian tới ôtô có thể sẽ phải đóng thêm các loại phí gồm:phí lưu hành xe từ 20 đến 50 triệu đồng/năm, phí vào nội đô giờ cao điểm30.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

Nặng thuế khóa: Xe khó lănbánh

Một chiếc xe ôtô nhập về ViệtNam trước tiên sẽ phải chịu thuế nhập khẩu, với xe nguyên chiếc hiện nay từ68%- 78% và với bộ linh kiện để lắp ráp trong nước là 20-25%. Dựa trên giánhập cộng với thuế nhập khẩu, ô tô sẽ bị  đánh tiếp thuế tiêu thụ đặc biệt ởmức 45%- 50%-60% tuỳ theo dung tích, sau đó lại phải chịu thêm 10% thuế giátrị gia tăng.

Việc đánh thuế chồng lên thuếvới ôtô khiến cho giá xe bán đến tay người tiêu dùng tại Việt Nam cao vàohàng đầu thế giới. Trong cơ cấu giá bán xe thì chiếm tới trên 50% là cácloại thuế phải nộp. Năm 2011 Toyota Việt Nam chỉ tiêu thụ gần 30.000 xe ôtôcác loại vậy nhưng đã nộp vào ngân sách nhà nước số tiền lên đến trên 400triệu USD, như vậy đủ để thấy mức thuế đánh vào ô tô nặng đến như thế nào.

Thuế cao, nhiều người tự anủi rằng, thôi thì trả lúc đầu cao nhưng mua xe rồi không phải nộp thêm gì,không như ở nước ngoài, lúc đầu trả thấp nhưng sau đó tháng nào, năm nàocũng phải đóng các khoản phí cao.

Tăng thuế, thêm phí: Cứ đi ôtô là tận thu?
 

Điều đó có thể sẽ khôngcòn nữa khi hàng loạt các loại phí đáng đánh vào ôtô ngày càng tăng vàngười tiêu dùng Việt Nam không chỉ chịu thuế cao mà còn cả phí cao nữa.

Như đã nói, đến nay ôtô đangchịu 6 loại phí gồm: phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí đăng ký biển số, phíbảo hiểm vật chất, phí bảo hiểm dân sự, phí xăng dầu. Từ 1/6 tới, các phươngtiện giao thông sẽ phải đóng thêm phí bảo trì đường bộ, trong đó ôtô con đến9 chỗ 1,8 triệu đồng/năm.

Nếu sắp tới ôtô phải đóngthêm phí lưu hành xe, phí vào nội đô giờ cao điểm thì thật sự là phí chồnglên phí. Để một chiếc xe được lưu hành, chủ sử dụng phải đống lệ phí trướcbạ, phí cấp biển, phí đăng kiểm, phí xăng dầu và giờ đến phí bảo trì đườngbộ, tiếp tới có thể là phí lưu hành xe, thì quả thật đó là phí chồng lênphí.

Không những thế xu hướng tăngphí vẫn đang diễn ra. Trước kia lệ phí trước bạ với ôtô chỉ từ 2-5% thì thờigian qua đã tăng lên 10-12% và mới đây một số địa phương như Hà Nội, thànhphố Hồ Chí Minh lại tăng tiếp lên 20% và 15%. Rồi phí cấp biển số cũng vậytrước chỉ 2 triệu đồng/ xe thì nay Hà Nội đã đi đầu nâng lên gấp 10 lần. Cácloại phí khác như: phí đăng kiểm, phí xăng dầu... chưa chắc đã đứng yên vớimức thu như hiện nay.

Theo ông Nguyễn Mại, Chủ tịchHiệp hội DN đầu tư nước ngoài, chúng ta đang biến phí thành những loại thuếcao, rất kỳ lạ. Phí trước bạ chỉ là một khoản nộp để được nhà nước thừa nhậnquyền sở hữu với tài sản mà người tiêu dùng đã mua. Vậy mà chúng ta biếnthành 1 loại thuế cao đánh vào người tiêu dùng. Bây giờ  mua 1 chiếc ô tô cógiá 1 tỷ đồng tại Hà Nội sẽ phải đóng thêm 20% lệ phí trước bạ và 20 triệuđồng phí cấp biển, như vậy tổng cộng lên tới 22% giá trị chiếc xe là mức quácao, không ở đâu như vậy và không thể hiểu nổi dựa vào đâu mà các cơ quanđưa ra mức thu này.

Với phí lưu hành xe, sau khicó đề nghị từ Bộ GTVT, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi cácbộ, ngành liên quan nêu rõ một số chỉ đạo của Thủ tướng về đề nghị bổ sungphí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâmthành phố giờ cao điểm vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo pháp lệnhphí, lệ phí.

Có chống nổi ùn tắc

Nhiều chuyên gia cho rằngbiện pháp thu nhiều loại phí trên đầu phương tiện chỉ nhằm đánh mạnh vào túitiền người dân, chứ không thể giảm ùn tắc.

Những tìm tòi của Bộ GTVT đểgiảm ùn tắc, hạn chế lượng ô tô cá nhân chỉ là "thu đi" và thực tế là tăngthu, ép thu, không có gì đột phá mà chỉ là cưỡng bức.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạchvà đầu tư, năm 2006-2010 mức động viên thuế của chúng ta quá cao, tới 28%.Thuế cao, DN sẽ không có tích luỹ để tái sản xuất, người dân không có cơ hộitiêu dùng, mà đó lại là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện có nhiềuý kiến cho rằng giảm mức động viên về 21-22% để DN tăng đầu tư sản xuất,người dân tăng tiêu dùng. Việc tăng thu phí phương tiện giao thông đi ngượclại với mong muốn trên.

Tăng thuế, thêm phí: Cứ đi ôtô là tận thu?
 

Theo ông Nguyễn Mại, cáchlàm chính sách của nhiều cơ quan thời gian qua vẫn chỉ nhìn trên lợi íchcục bộ, nhỏ lẻ, thiếu tầm, tư duy không khác gì gánh hàng xén; nhiềuchính sách liên tục thay đổi khiến cho không ít DN nản lòng. Chúng talàm chính sách nhưng hình như không quam tâm đến động lực kinh tế. Ngườita làm ra của cải vật chất mà không được hưởng thụ xứng đáng sẽ không cóđộng lực để làm việc nữa.

Quyết định tăng lệ phí trướcbạ với ôtô, xe máy, thu phí phương tiện... thì đối tượng chịu thiệt chính làngười dân, đáng ra phải được hưởng thành quả do chính mình làm ra thì nayphải chịu cảnh giá xe cao gấp ba lần thế giới, thử hỏi mọi người sẽ nghĩ nhưthế nào?

DN là lực đẩy của phát triểnkinh tế, chính sách làm ra gây khó khăn cho DN sẽ làm giảm động lực pháttriển, làm thui chột sản xuất. Việc đưa ra các chính sách, các đề xuất màthiếu cái nhìn tổng thể, sâu rộng không có sự dung hoà lợi ích các bên thìkhông mang lại hiệu quả.

Các DN ôtô cũng không khỏibức xúc, là đối tượng  chịu tác động lớn, nhưng họ không được tham vấn. Khichi phí để sở hữu một chiếc xe tăng lên đồng nghĩa với khả năng nhu cầu củathị trường sẽ giảm, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. Chính sáchthay đổi liên tục, ảnh hưởng đến sự ổn định của ngành sản xuất này, vậynhưng các nhà làm chính sách hình như không có đánh giá tác động như thế nàođến sản xuất mà chỉ nghĩ đến việc đưa ra các loại phí mới, tăng phí...

Theo VEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.