Tiết lộ nguyên nhân giá bán các mặt hàng thường kết thúc bằng số 9,99,... khiến chị em thắc mắc bấy lâu

Nếu để ý bạn sẽ thấy ở các quần bán hàng giá niêm yết thường kết thúc bằng số 9,99... Chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc tại sao lại như vậy.

Khi tới mua sắm tại siêu thị, chúng ta sẽ nhìn thấy các bảng giá niêm yết được treo sẵn trên các quầy hàng. Điều hay nhận thấy là giá bán thường kết thúc với số 99. Ví dụ như táo có giá bán 99.900 đồng/kg, rau 99.000 đồng/lạng, hay giảm giá bánh kẹo 199.000 đồng/hộp, giá quần áo 499.000 đồng/bộ.

Điều này không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở trên thế giới khi bước chân vào siêu thị mua hàng người tiêu dùng cũng không khó để bắt gặp con số này. Nó có thể là 19 USD, 19,99 USD, 199 USD hay 199,99 USD... 

Vậy bạn có từng thắc mắc vì sao họ lại sử dụng những con số này. Tiếc gì không thêm 1 USD hay 1.000 đồng nữa cho chẵn. Và ẩn sau điều đó là ý nghĩa gì?

Theo chuyên gia kinh tế Lee E. Hibbett nhận định: Người tiêu dùng thường chú ý giá của sản phẩm mà mình mua nhưng ít người chú ý đến con số 99 ở tận cùng. Và vì vậy người bán hàng thường chọn mức giá thấp hơn 1 đồng. Ví dụ với giá 99.900 đồng nếu đọc từ trái qua phải, chữ số đầu tiên sẽ gây ấn tượng nhiều với khách hàng. Cho nên người dùng thường chọn sản phẩm 99.900 đồng hơn là các sản phẩm bán giá 100.000 đồng dù chẳng khác gì nhau về chất lượng, đơn giản có thể nhìn thấy số 99 sẽ thấp hơn số 100.

Tiết lộ nguyên nhân giá bán các mặt hàng thường kết thúc bằng số 9,99,... khiến chị em thắc mắc bấy lâu-1

Ảnh minh họa.

Đồng quan điểm với chuyên gia này, nhà phân tích người tiêu dùng Julie Ramhold cho rằng cách niêm yết giá có kết thúc kiểu 99.900, 199.000, 299.000 đồng là kiểu định giá tâm lý. Khi đọc từ trái sang phải, ít chú ý đến phần số dài phía sau mà số đầu tiên sẽ nổi bật với khách.

Ai cũng hiểu 199.000 đồng cũng tương tự như 200.000 đồng nhưng niêm yết 199.000 đồng cho khách suy nghĩ mức giá trong khoảng rẻ hơn. Chuyên gia tiếp thị Đại học Birmingham Subimal Chatterjee cho rằng, người tiêu dùng không muốn chi tiêu quá mức, vì vậy dù một xu ít hơn cũng có thể tạo ra sự khác biệt về tâm lý tiêu dùng.

Còn tạp chí Harvard Business Review cho hay, số 99 ở cuối dãy số niêm yết giá rất quan trọng. Người tiêu dùng cho rằng mua được sản phẩm mới mức giá thấp nhất, và tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ khi mua mặt hàng có số kết thúc là ...99.

Theo các chuyên gia, những sản phẩm có giá kết thúc là 9, 99, 99 không chỉ giảm giá mà nếu tăng giá thì người bán cũng thích chọn các mức giá có số 9.

Những sản phẩm có giá kết thúc là 9, 99, 99 xuất hiện nhiều vào những đợt giảm giá lớn. Chuyên gia tiếp thị Eric Anderson,  Đại học Northwestern cho hay, không chỉ giảm giá mà nếu tăng giá thì người bán cũng thích chọn các mức giá có số 9. 

Tiết lộ nguyên nhân giá bán các mặt hàng thường kết thúc bằng số 9,99,... khiến chị em thắc mắc bấy lâu-2

Ảnh minh họa.

Một nghiên cứu từ năm 2003 cho thấy, một công ty bán hàng đã thay đổi giá hàng hóa nhiều lần, sau đó nhận thấy giá váy có tận cùng là 9 sẽ bán chạy hơn những sản phẩm váy có tận cùng là 4. Dường như khách hàng thích số 9 hơn số 4.

Đặt số 9 bên cạnh các số khác còn khiến cho tăng sự chênh lệch khoảng cách các số. Cho nên, người mua sẽ cảm nhận các số còn lại nhỏ hơn, ít chú ý đến phần số 9 ở cuối.

Trên thế giới có cách niêm yết 4,99 USD, 5,99 USD, 9,99 USD... còn ở Việt Nam người ta niêm yết cũng có số 99 trong mức giá ví dụ như 199.000 đồng, 499.000 đồng, 999.000 đồng.

Thoe Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tiet-lo-nguyen-nhan-gia-ban-cac-mat-hang-thuong-ket-thuc-bang-so-999-khien-chi-em-thac-mac-bay-lau-162202312143011993.htm

người tiêu dùng

hàng giảm giá


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.