Tín đồ shopping chỉ dành đủ tiền lo chuyện ăn

“Xách làn đi chợ là mấy trăm nghìn đồng hếtveo, tiền đâu mà mua quần áo”, chị Xương, nhân viên văn phòng một công tybất động sản than.

“Xách làn đi chợ là mấy trăm nghìn đồng hếtveo, tiền đâu mà mua quần áo”, chị Xương, nhân viên văn phòng một công tybất động sản than.

“Sale off  50%”, vấn ế!

Chồng làm giám đốc một cơ sở sản xuất bia hơi, thu nhập khá, bản thân chịXương là nhân viên hành chính một công ty bất động sản, thu nhập hàng thángcũng 6 – 7 triệu đồng. 

Trước đây, với mức thu nhập này cùng với số tiền của chồng đưa cho chi tiêuhàng tháng, chị Xương thoải mái vung tay chi tiêu. Cũng vì thế, chị Xươngluôn nổi tiếng là tiêu hoang và “nghiện” hàng hiệu nhất ở cơ quan.

Nhưng gần đây, mỗi lần đi chợ, chị Xương như bị móc túi hàng trăm nghìn đồngvì giá cả tăng vọt. Ga tăng, điện tăng, xăng tăng, thực phẩm tăng đã khiếnchị Xương phải biết “giữ ví” hơn.

“Thấy cả tháng nay, tôi không mua cái áo nào mới, các chị ở cơ quan ai cũngkhông tin nổi. Họ bảo “Con Xương mà từ bỏ thú shopping thì đúng là chuyện lạ”. 

Nhưng quả thật, cơn bão giá đầu năm nay đã khiến chị Xương thực sự phải từbỏ thói quen shopping. Cái gì cũng tăng, trong khi đó lương của chị khôngthay đổi. Còn công việc của chồng chị cũng đang gặp khó khăn vì khách hàngthì giảm, giá nguyên liệu đầu vào thì tăng lên từng ngày. 

Dường như “bão giá” đã khiến cho thói quen mua sắm của nhiều người phải thayđổi. Thay vì đi shopping thì ai nấy đều dành thời gian để cân đối bài toánchi tiêu và thực hiện “tiết kiệm là quốc sách”.

Tín đồ shopping chỉ dành đủ tiền lo chuyện ăn
Không có khách, nhiều cửa hàng phải đề biển "giảm giá", "xả hàng tồn kho" (Ảnh: N.Y.)

Dạo qua các tuyến phố chuyên bán quần áo của Hà Nội như Tôn Đức Thắng, ChùaBộc, Xuân Thủy, Phố Huế... đâu cũng treo biển giảm giá, xả hàng rất “hút”khách như “siêu giảm giá” hay “Sale off 20% - 50%”...Tuy nhiên, vẫn vắngkhách.

Một số cửa hàng thời trang trên phố Chùa Bộc đã phải đóng cửa, trả cửa hàngvì tiền lời lãi không đủ trả chi phí thuê mặt bằng, chưa nói đến tiền nhâncông và nhập hàng mới về.

Chị Hằng, nhân viên bán hàng tại shop T&V tại phố Nguyễn Lương Bằng cho biết:“Ra Tết, cái gì cũng ế. Đã đành đây là thời kỳ mua bán thấp nhất trong năm.Nhưng mọi năm, chỉ cần giảm giá là khách động nghẹt. Năm nay, giảm tới trên50% mà vẫn ế”.

Tại các siêu thị, việc giảm giá các mặt hàng hóa mỹ phẩm, thời trang cũngkhá sôi động. Các chương trình “Giá rẻ chưa từng thấy” và “Tôn vinh vẻ đẹpViệt”, giảm giá 1.000 mặt hàng làm đẹp từ 5- 50%. Tuy nhiên, lượng khách đếnmua hàng vẫn không tăng lên đáng kể.

Ế khách, doanh nghiệp lo phải đóng cửa

Việc thắt chặt chi tiêu của người dân đã khiến cho nhiều doanh nghiệp gặpphải rất nhiều khó khăn. Anh Minh, Giám đốc một công ty dệt may cho biết, từđầu năm đến nay, giá nguyên liệu đầu vào như bông, vải, chỉ,… đều tăng.Trong khi đó, giá thành phẩm lại không tăng, thậm chí để kích thích tiêudùng, còn phải giảm giá nhiều loại sản phẩm.

“Sản xuất đang lỗ nhưng tôi cũng không thể đóng cửa, vì rất nhiều công nhânsẽ phải mất việc”, anh Minh nói.

Để chống lại với cơn bão giá, thời gian tới, anh Minh dự định sẽ phải thayđổi chiến lược sản xuất. Thay vì tập trung cho các sản phẩm cao cấp, anhMinh sẽ chuyển sang thị trường hàng bình dân, phục vụ cho các đối tượng tiêudùng ở vùng nông thôn.

“Bão giá ảnh hưởng lớn đến những người làm công ăn lương, nhưng ít ảnh hưởnghơn tới người nông dân. Họ trồng rau, nuôi lợn, giá lên thì họ bán đượcnhiều tiền hơn. Vì họ tự sản xuất được, nên cũng ít phải mua ở chợ hơn. Dovậy, việc mua sắm của đối tượng này ít bị ảnh hưởng”, anh Minh phân tích.

Một doanh nghiệp sản xuất bia ở Đà Nẵng cũng cho biết, đang phải đối mặt vớinguy cơ lỗ cao trong thời gian vừa qua. Theo anh này, trong tháng qua, sảnlượng tiêu thụ bia đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự đoán, trongtháng tới, sản lượng sẽ còn sụt giảm hơn nữa, do nhiều khách hàng bắt đầucắt giảm chi tiêu.

“Giá nguyên liệu đầu vào tăng, trong khi giá bán không tăng, sản lượng giảm.Nếu không tìm được lối thoát thì chắc những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưchúng tôi sẽ phải đóng cửa mất”.

Động đất Nhật Bản: Cơ hội cho doanh nghiệpVN?

Tín đồ shopping chỉ dành đủ tiền lo chuyện ăn

Nhiều cửa hàng quần áo, khách vắng hoe (Ảnh: N.Y.)

Làm gì để bình ổn giá và kéo khách hàng về phía mình? Đó là câu hỏi khiếncho không ít các doanh nghiệp phải đau đầu trong tình hình hiện nay.

Tại hội thảo “Bất ổn kinh tế vĩ mô - Tìm hướng đi cho Doanh nghiệp” được tổchức hôm 27/3 tại Hà Nội, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh khẳng định: “Đãcó và sẽ còn nhiều trường hợp các doanh nghiệp không thể trụ vững được nữa.Từ lâu nay thế mạnh của doanh nghiệp VN là cạnh tranh về giá và chi phí thấpnhất, thì nay chi phí đầu vào tăng lên lãi suất siết chặt”.

Do đó, người dân và doanh nghiệp chắc chắn phải nghĩ những biện pháp cứumình, để tự tồn tại, chờ thời cơ mới và hầu hết đang rất lo lắng về tươnglai và hoạt động của chính mình trong năm nay.

Cách tốt nhất theo ông Doanh là các doanh nghiệp phải nắm bắt được cơ hội,đặc biệt là bắt đầu thực hiện một chiến lược mới, tái cơ cấu lại doanhnghiệp toàn diện.

“Suy nghĩ của người tiêu dùng đã thay đổi. Doanh nghiệp phải xem họ cần muagì, không cần mua gì để có những chiến lược sản xuất hiệu quả. Đồng thờiphải hướng đến sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm nhiên liệu, hiệu suất tốt,nhằm tăng năng lực sản xuất”, ông Doanh nói.

Một thí dụ điển hình về nắm bắt thời cơ được ông Doanh đưa ra là sự cố độngđất tại Nhật Bản vừa qua, chính là cơ hội để nhiều doanh nghiệp trong nướcxuất khẩu hàng hóa của mình.

Cụ thể, trong thời gian tới, các doanh nghiệp VN có thể đẩy mạnh xuất khẩucác mặt hàng lương thực - thực phẩm (vì nhiều loại thực phẩm ở Nhật Bản bịnhiễm xạ), quần áo, gỗ, các nhu yếu phẩm…

Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, doanh nghiệp muốn vượt khó thìphải từ bỏ những dự án tốn kém, tập trung cho những lĩnh vực cốt lõi củadoanh nghiệp, áp dụng các sáng kiến ngắn hạn giúp giảm chi phí, rút ngắn chutrình thanh toán, hạn chế vay ngân hàng, tìm nguồn nguyên liệu, dịch vụtrong nước…

Đặc biệt, các doanh nghiệp nên “bắt tay” nhau cũng phối hợp trong chuỗi sảnxuất nhằm tiết giảm chi phí, cùng nhau đầu tư, điều chỉnh chiến lược hợp tác- cạnh tranh, mua cổ phần của nhau…

Theo N.Yến
Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.