Trả giá cao cho thương hiệu

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm và sẵn sàng trả giá cao hơn cho nông sản cónguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đây là cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng thươnghiệu nông sản VN.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm và sẵn sàng trả giá cao hơn cho nông sản cónguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đây là cơ hội để các doanh nghiệp xây dựng thươnghiệu nông sản VN.

Theo các chuyên gia, xây dựng thương hiệu nông sản cũng không quá khó khăn vàtốn kém như nhiều người nghĩ.

Mua theo cảm tính

Chiều 21-4, chị Thanh Thúy - nhân viên marketing một công ty truyền thông tạiquận 1, TP.HCM - ghé qua chợ Lê Văn Sỹ (quận 3) mua trái cây. Đứng trước năm sạptrái cây với đủ loại và đủ màu sắc, chị Thúy cuối cùng chọn mua một trái dưa hấuvà 1kg nho.

“Tôi chỉ mua theo cảm tính, tức trái cây còn tươi và ngon chứ khôngbiết gì hơn bởi các loại trái cây ở chợ đều ghi chung chung như: xoài Hòa Lộc,xoài Đài Loan, cam sành Vĩnh Long, bưởi năm roi, sầu riêng Chín Hóa... mà khôngghi rõ của công ty nào nên rất khó tin tưởng tuyệt đối”, chị Thúy nói.

Không riêng chị Thúy, rất nhiều người tiêu dùng khi ra chợ đứng trước hàng trămloại rau củ quả, trái cây, thịt heo, gà, thủy sản... đều mua dựa trên cảm quanbên ngoài chứ chưa thật sự an tâm về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Bởitất cả sản phẩm đều giống nhau ở cái tên chung chung và không thể truy xuấtnguồn gốc, không ai đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực tế ngành hàng nông sản hiện nay, theo các chuyên gia về thương hiệu, có quáít thương hiệu để người tiêu dùng lựa chọn.

Trả giá cao cho thương hiệu
Nhiều người dân chọn mua gạo có thương hiệu tại các siêu thị (Ảnh: M.Đức)

Theo ông Trần Ngọc Dũng - giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường FTA, kết quảnghiên cứu thị trường của công ty tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ chothấy rào cản lớn nhất khiến người tiêu dùng không mua nông sản có thương hiệuchính là vì “không có sản phẩm có thương hiệu”, tiếp đó mới đến vấn đề giá cả.

“Gần 60% người được hỏi cho rằng họ không thấy sản phẩm có thương hiệu phân phốiở các chợ nên không thể mua được. Và họ sẵn sàng mua nông sản có thương hiệu khisản phẩm được phân phối rộng rãi” - ông Dũng nói. Điểm đáng chú ý là khách hàngtrong nước sẵn sàng trả tiền cao hơn để mua sản phẩm có thương hiệu. “Người tiêudùng sẵn sàng trả cao hơn từ 10-15% để mua hàng có thương hiệu so với giá củamặt hàng nông sản thường” - ông Dũng cho biết.

Từ những điều giản dị

"Thương hiệu nên bắt đầu bằng những hiểu biết của chúng ta về thị trường, người tiêu dùng để đưa ra sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng không phải chỉ trong ngày hôm nay mà còn trong tương lai"

Bà Nguyễn Phi Vân - chuyên gia tư vấn và tiếp thị của nhãn hàng Gloria Jean’s Coffee

Tại hội thảo “Mô hình và giải pháp tiếp thị, xây dựng thương hiệu nông sản bềnvững” do Câu lạc bộ Tiếp thị nông sản Việt tổ chức ngày 21-4 ở TP.HCM, cácchuyên gia thương hiệu cho rằng việc xây dựng thương hiệu cho nông sản hiện naylà cơ hội lớn vì còn rất nhiều khoảng trống về thị trường cho sản phẩm mới.

Dựa trên thành công về tái định vị và thiết kế bao bì cho một sản phẩm mới củaVinamit, ông Phạm Việt Anh, giám đốc Công ty Left Brain Connectors, cho biếtthiết kế sản phẩm là yếu tố rất quan trọng để thu hút sự chú ý của các kháchhàng mục tiêu. Đáng tiếc là thời gian qua mẫu mã của các sản phẩm trong nước quáđơn điệu, ngay cả những sản phẩm được đầu tư lớn về thương hiệu cũng còn mộtkhoảng cách khá xa so với sản phẩm của nước ngoài.

Còn ông Trần Ngọc Dũng cho rằng làm thương hiệu nông sản ở VN trước mắt chỉ cầntập trung vào các yêu cầu thiết yếu của sản phẩm. Theo nghiên cứu của FTA, antoàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố quan trọng đầu tiên hiện nay khi người tiêudùng VN quyết định mua sản phẩm, tiếp đến là yếu tố tươi ngon và giá cả phảichăng.

“An toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố cơ bản bắt buộc của các sản phẩmxuất hiện trên thị trường, thế nhưng chỉ dựa vào yếu tố này mà thời gian quanhiều hãng nước mắm, nước tương thành công khi định vị sản phẩm của họ sạch, antoàn” - ông Dũng nói.

Theo các chuyên gia, những mặt hàng nông sản có tiềm năng xây dựng thương hiệunhất là rau, thịt gia súc, gia cầm, trái cây, thủy sản... Hiện nay kênh nhậnbiết về thương hiệu sản phẩm của người mua nông sản chính là qua giới thiệu củabạn bè và người thân hay còn gọi là tiếp thị truyền miệng, và cách tiếp thị nàykhông quá tốn kém.

“Công ty chỉ cần thiết kế bao bì đẹp, thể hiện rõ nguồn gốcvà làm mạnh truyền thông tại nơi bán là giải quyết được phần lớn vấn đề truyềnthông cho thương hiệu” - ông Dũng cho biết.

Theo Trần Mạnh
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.