‘Virus’ Hy Lạp sẽ lây lan đến đâu?

Nỗi lo sợ đang bao trùm thị trường tài chính toàn cầu khi giới phân tích dự đoán, “con virus nguy hiểm” từ khủng hoảng nợ của Hy Lạp có thể làm “trật đường ray” công cuộc hồi phục kinh tế toàn cầu.

Nỗi lo sợ đang bao trùm thị trường tài chính toàn cầu khi giới phân tích dự đoán, “con virus nguy hiểm” từ khủng hoảng nợ của Hy Lạp có thể làm “trật đường ray” công cuộc hồi phục kinh tế toàn cầu Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng “dính bệnh”?

Điều mà giới đầu tư lo lắng là cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp sẽ lan rộng sang các "nước yếu" ở châu Âu. Theo nhiều chuyên gia, sau Hy Lạp, quốc gia có khả năng "lâm nạn" cao nhất là Tây Ban Nha, đất nước đang chìm sâu trong suy thoái. Quốc gia láng giềng của Tây Ban Nha là Bồ Đào Nha cũng là một mắt xích dễ đứt.

‘Virus’ Hy Lạp sẽ lây lan đến đâu?

Thủ tướng Tây Ban Nha tự tin vào sức mạnh kinh tế của Tây Ban Nha

Để trấn an thị trường, từ Brussels, Thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodriguez Zapatero lên tiếng bác bỏ tin đồn, cho rằng thông tin Tây Ban Nha phải xin hỗ trợ từ là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là “không có căn cứ và hoàn toàn vô trách nhiệm”. IMF cũng kịp thời khẳng định, không có “một phần sự thật nào” trong những tin đồn liên quan tới Tây Ban Nha. Ủy ban châu Âu EC cho biết, kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha đang thực hiện khá tốt, quốc gia này sẽ không phải cầu cứu tài chính từ Liên minh châu Âu EU và IMF như Hy Lạp. Trong khi đó, ngân hàng châu Âu ECB giữ nguyên lãi suất, nhận định Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không giống Hy Lạp. Chủ tịch ECB, Jean-Claude Trichet khẳng định: “Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cùng hội cùng thuyền với Hy Lạp”.

Bất chấp việc giới chức tài chính Tây Ban Nha và châu Âu “chối đây đẩy”, giới phân tích vẫn có thể “vạch mặt” cơ sở của tin đồn này.

Xét trên quan điểm thuần địa lý, Tây Ban Nha là nước lớn thứ 2 tại Liên minh châu Âu tính theo quy mô đất đai. Ngân sách của Tây Ban Nha lớn gấp bốn lần Hy Lạp và khối nợ cũng tương xứng. Theo giới chuyên gia, có ba cách để xác định tình trạng vỡ nợ của Tây Ban Nha. Thứ nhất, xét trên phương diện tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP, rõ ràng Tây Ban Nha đang gặp rắc rối. Tính đến cuối năm 2009, thâm hụt ngân sách/GDP của Tây Ban Nha là 11,2% GDP và dự kiến sẽ tăng vọt trong năm 2010. 

Thông thường, mức thâm hụt tương đương 10% GDP ở giới hạn nguy hiểm và có thể khiến chi phí lãi vay tăng vọt. Tây Ban Nha cần khoảng 150 tỷ euro để bù đắp cho ngân sách trong năm tài chính hiện nay.

Ngoài ra, xem xét tỷ lệ nợ/GDP, tình hình tại Tây Ban Nha không quá tồi tệ nếu tính theo tỷ lệ này. Nợ/GDP của Tây Ban Nha hiện rơi vào khoảng 54%. Tuy tỷ lệ này vẫn ở mức thấp nhưng đáng chú ý là tỷ lệ đó tăng gấp đôi trong năm qua. Quan trọng hơn, Tây Ban Nha có khoản nợ lớn cần phải giải quyết trong năm nay. Tổng nợ ước khoảng 225 tỷ euro, trong đó phía nước ngoài nắm 45%. Tính trong tương quan với gói 146 tỷ USD để giải cứu Hy Lạp, gói giải cứu (nếu cần) dành cho Tây Ban Nha sẽ lớn hơn nhiều so với Hy Lạp.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha giờ lên tới 20%. Trong khi đó, Tây Ban Nha có hệ thống trợ cấp thất nghiệp hết sức phóng khoáng, người thất nghiệp nhận 65% lương trung bình trong hai năm nếu trước đó đã làm việc 6 năm. Vì vậy, giới chuyên gia lo ngại, trợ cấp thất nghiệp sẽ khiến khối nợ của Tây Ban Nha ngày càng “phình to”.

Lãnh đạo Tây Ban Nha cho rằng nước này không cần xin hỗ trợ. Có thể trong thời điểm hiện tại họ đúng nhưng trong tương lai không xa, mọi thứ có thể thay đổi. Giới chuyên gia tài chính đồng ý Tây Ban Nha không phải là Hy Lạp. Tuy nhiên, theo họ, nếu Tây Ban Nha chứng tỏ được năng lực tự lập của mình, vấn đề từ Tây Ban Nha sẽ còn tệ hại hơn Hy Lạp.

Mỹ cũng sẽ “lây nhiễm”?

Không riêng gì các thành viên EU, thậm chí ngay cả Mỹ, quốc gia ở bên kia Đại Tây Dương cũng có thể nằm trong tầm ảnh hưởng.

16 nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone đều chiếm tới 14% tổng kim ngạch xuất khẩu Mỹ. Do đó, khủng hoảng Hy Lạp sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới nền kinh tế Mỹ. Chuyên gia kinh tế của JP Morgan đánh giá, khi đồng eurro mất giá 10%, tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ co “bốc hơi” 0,3%, đồng thời còn khiến chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ thu hẹp mất 0,1%.

‘Virus’ Hy Lạp sẽ lây lan đến đâu?

Khủng hoảng nợ ở châu Âu có thể lan sang Mỹ.

Nhiều chuyên gia khác cũng có cùng quan điểm này. Theo họ, khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể thông qua nhiều kênh để lan sang Mỹ. Theo số liệu của ngân hàng BIS, khối ngân hàng Mỹ sở hữu hơm 1.000 tỷ trái phiếu châu Âu.

Trong khi đó, các quan chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết, khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể sẽ tác động tới ngành xuất khẩu Mỹ và hệ thống tài chính quốc tế, từ đó “làm xói mòn” nền kinh tế Mỹ.

Thống đốc Ngân hàng dự trữ liên bang Atlanta – ông Dennis Lockhart khẳng định, Liên minh châu Âu cần đưa ra những điều chỉnh để đối phó với vấn đề tài chính do khủng hoảng nợ Hy Lạp gây ra. Vì hậu quả của nó có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone và xuất khẩu của Mỹ sang châu Âu.

Cũng theo phân tích của ông Lockhart, khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể thúc đẩy nguồn vốn chảy từ đồng euro sang đồng USD, khiến cho đồng USD tăng giá, từ đó làm suy giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Mỹ.

Dù sẽ lan tới đâu, một thực tế không thể phủ nhận là "con virus" mà khủng hoảng nợ Hy Lạp tạo ra đang khiến giới đầu tư toàn cầu chao đảo.

 Theo Bích Diệp
‘Virus’ Hy Lạp sẽ lây lan đến đâu?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.