Xử lý nợ xấu ở Việt Nam như... "kiến leo cành đa"

Việc xử lý một món nợ xấu như thế nào cho hiệu quả là bài toán mà lâu nay ngànhngân hàng chưa đưa ra được lời giải hợp lý.

Việc xử lý một món nợ xấu như thế nào cho hiệu quả là bài toán mà lâu nay ngànhngân hàng chưa đưa ra được lời giải hợp lý.

TIN LIÊN QUAN Xử lý nợ xấu ở Việt Nam như... "kiến leo cành đa"

Chính vì thế, mà trong lúc thị trường mua bán nợ "rối như canh hẹ", đề án côngty mua bán nợ quốc gia chỉ càng làm tăng thêm sự nghi hoặc của dư luận vào vấnđề này.

May mắn hay rủi ro?

Nhiều chuyên gia trong ngành ngân hàng chưa quên câu chuyện liên quan đến các vụán Tamexco, Minh Phụng - Epco. Ngày đó, số nợ xấu của ngân hàng cũng lớn so vớitổng dư nợ, nhưng quy mô không thể so với bây giờ, và giá trị của tài sản thếchấp là bất động sản "thực" hơn so với hiện tại. Thế nên, giá trị tài sản thếchấp đã thay đổi theo hướng gia tăng, đem lại lợi ích không nhỏ cho ngân hàng 5- 6 năm sau đó.

Thế nhưng, cũng là tài sản thế chấp là bất động sản, hiện giờ, ngân hàng sẽ phảigánh chịu rủi ro khi thị trường đi xuống, nhiều khu đất thậm chí giá chuyểnnhượng nhỏ hơn định giá của ngân hàng, nhỏ hơn khoản vay mà ngân hàng đã đưa ra.Việc "giữ giá" khiến tài sản không thể giao dịch cũng khiến khoản nợ "ì" ra,không giải quyết được.

DN được thành lập để chuyên trách việc mua bán nợ - Công ty Mua bán nợ và tàisản tồn đọng của DN thuộc Bộ Tài chính (DATC) - có nhiệm vụ hỗ trợ các DNNN cơcấu lại tài chính, bảo đảm cho DN có vốn tiếp tục hoạt động, đủ điều kiện đểchuyển đổi sở hữu thông qua việc giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ và chuyển nợthành vốn góp tại DN.

Tuy nhiên, với phương thức mua nợ thông qua tiến hành thương thảo riêng biệt vớitừng chủ nợ và thanh toán nợ mua bằng tiền theo giá thỏa thuận, DATC không thểloại trừ được hết các rủi ro.

Xử lý nợ xấu ở Việt Nam như... "kiến leo cành đa"

Trong trường hợp khôngtìm kiếm được các nhà đầu tư hỗ trợ góp vốn hoặc không vận động được cáctổ chức tín dụng tham gia, DN không được phép vay tín dụng để tái khởiđộng đầu tư kinh doanh, DATC đối diện với rủi ro là khoản nợ được DATCbỏ vốn ra mua có nguy cơ không thể thu hồi. Còn DN vẫn đứng trước khảnăng phá sản. Nhà máy Gạch granite Long Hầu hay Công ty Kiveco - nhữngđơn vị đã được DATC can thiệp tài chính, nhưng do thiếu vốn nên DN vẫnngày càng khó khăn hơn.

AMC - "đồ trang sức"

Hiện nay, các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD) được xử lý bằnghai cách cơ bản. Cách thứ nhất là bán đấu giá các tài sản đảm bảo củacác khoản nợ xấu đã xử lý. Cách thứ hai là bán nợ xấu cho các TCTD kháchoặc các công ty quản lý tài sản (AMC).

Đối với phương thức bán đấu giá, quy trình này mất rất nhiều thời giando TCTD phải hoàn thành nhiều thủ tục pháp lý, định giá tài sản, bán đấugiá... Mỗi khi cần bán nợ hoặc bán tài sản siết nợ, TCTD phải thành lậphội đồng xử lý nợ và còn phải mất nhiều công sức hơn để tìm kiếm ngườimua, chào bán với giá hợp lý để đảm bảo TCTD không bị thiệt hại.

Tại Việt Nam đang có 18 công ty quản lý tài sản (AMC) thuộc các ngânhàng làm nhiệm vụ mua bán nợ của các ngân hàng thương mại. Lâu nay cáctổ chức tín dụng vẫn mua bán nợ vòng vèo lẫn nhau, sôi nổi nhất là trướccác kỳ chốt sổ sách kế toán của quý hay năm tài chính. Mua bán nợ giữacác tổ chức tín dụng trên thực tế không giải quyết được các khoản nợ xấuvì chúng vẫn nằm lại trong hệ thống ngân hàng dưới một hình thức khác.Việc mua bán nợ chỉ giúp ngân hàng đánh bóng số liệu.

Có thể thấy, cách xử lý đối với nợ xấu và tài sản đảm bảo/tài sản liênquan đến nợ xấu đã xử lý của các TCTD hiện nay thiếu hẳn định hướng vàmang tính tự phát. Thay vì phải có một giải pháp tổng thể cho nền kinhtế nói chung và cho hệ thống ngân hàng nói riêng, thì việc giải quyết nợxấu của ngân hàng chỉ nhằm đối phó với việc che đậy khoản nợ dưới mộthình thức khác hay giải quyết tình thế.

Sao không phát triển DATC?


Như vậy, tại sao không phát triển DATC mà phải thành lập công ty mua bánnợ của NHNN, bởi vì chức năng kinh doanh của hai công ty đó cơ bản làgiống nhau? Từ năm 2004 đến hết năm 2011, DATC đã thực hiện 6 phương ánmua bán nợ theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và 112 phương án theophương thức thỏa thuận để tái cơ cấu DN và thu hồi nợ. Giá trị sổ sáchcủa các khoản nợ là 7.427,9 tỷ đồng, đã xử lý thu hồi được 2.323,6 tỷđồng (bao gồm cả chuyển nợ thành vốn góp cổ phần là 453,9 tỷ đồng), tỷlệ thu hồi đạt 99,4 % giá vốn. Trung bình mỗi năm DATC xử lý được 366,67tỷ đồng.

Ông Phạm Mạnh Thường - Phó tổng giám đốc DATC, nói rằng, ý chí ban đầuthành lập DATC không phải để giải quyết con số nợ xấu lớn tới trăm ngàntỷ như vậy, thế nhưng nếu nhà nước muốn làm những việc lớn thì cần cónhững điều chỉnh. DATC đã có khung có sẵn và chỉ cần điều chỉnh là cóthể làm tốt, hơn là việc đưa cho một công ty chưa làm vấn đề đó bao giờ.

Thay vì lập công ty mua bán nợ mới, Chính phủ hoàn toàn có thể tăng vốnđiều lệ cho DATC (đang là 2.481 tỷ đồng) lên để đảm nhận việc này. "Tăngquy mô vốn là điều cần, nhưng tôi nghĩ rằng DATC không cần đến số tiềnnhiều tới 30.000 - 40.000 tỷ đồng" - ông Thường nói - "Tôi cho rằng, nênthành lập một quỹ của Nhà nước nắm giữ và giao cho DATC vận hành để giảiquyết vấn đề nợ xấu hiện nay. Sau khi hoàn thành sứ mềnh của mình quỹ đósẽ giải thể và DATC vẫn hoạt động bình thường".

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, DATC là DNNN, phạm vi hoạtđộng không chỉ gói gọn trong hệ thống NHTM mà còn của cả nền kinh tế,nhưng tiềm lực của DATC lại khá hạn chế so với quy mô các khoản nợ xấutrong hệ thống tín dụng hiện nay. Trong khi đó, quy trình từ khi mua lạitài sản xấu, tái cấu trúc và khai thác tài sản loại này để bán lại sinhlời là rất phức tạp. Không phải tất cả các giao dịch tái cấu trúc đềuthành công.

Hơn nữa, bản chất của việc mua bán nợ xấu là hoạt động kinh doanh mangtính mạo hiểm, có khả năng mang lại lợi nhuận cao trên cơ sở rủi ro cao.Trong khi đó, theo cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, cơ chế quản lý,giám sát của DATC với tư cách là DNNN, sẽ rất khó để DATC chấp nhận cáchoạt động mang tính mạo hiểm kiểu này.

Thực tế cho thấy, nếu như một khoản nợ hoặc tài sản đảm bảo của khoản nợđó, có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, có giá bán dễ dàng tham chiếu và đáng tincậy thì người vay đã tự xử lý để thu hồi tiền và trả nợ cho ngân hàng,chứ không để ngân hàng siết nợ.

Theo Pháp luật VN



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.