“Cha đẻ” cuộc thi Hoa hậu Việt Nam: Bỏ bikini thì còn gì là thi Hoa hậu!

Nhà thơ Dương Kỳ Anh – “cha đẻ” của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cho biết, việc bỏ thi bikini sẽ khiến các cuộc thi này không còn đúng nghĩa là thi hoa hậu nữa.

Nhà thơ Dương Kỳ Anh – “cha đẻ” của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam cho biết, việc bỏ thi bikini sẽ khiến các cuộc thi này không còn đúng nghĩa là thi hoa hậu nữa.

Đầu tháng 6/2018, cục Nghệ thuật Biểu diễn (bộ VH,TT&DL) sẽ lấy ý kiến và dự tính thay phần thi áo tắm bằng trang phục thể thao hoặc trang phục khác trong các cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam. Thông tin này nhanh chóng gây xôn xao cho những khán giả yêu mến các cuộc thi nhan sắc tại Việt Nam.

Liên hệ với nhà thơ Dương Kỳ Anh - Trưởng ban Tổ chức kiêm chủ tịch hội đồng giám khảo các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam từ năm 1988 đến 2008 – ông cho hay việc bỏ phần thi bikini trong các cuộc thi nhan sắc tại Việt Nam có thể làm cho các cuộc thi nhan sắc không còn đúng nghĩa là thi hoa hậu nữa.

Bởi, theo ý kiến của ông, phần thi bikini trong mỗi cuộc thi sẽ khiến khán giả khó có thể thẩm định được vẻ đẹp toàn diện của người được chọn làm hoa hậu.

Cha đẻ” cuộc thi Hoa hậu Việt Nam: Bỏ bikini thì còn gì là thi Hoa hậu!-1

Nhà thơ Dương Kỳ Anh.

- Gần đây, Ông Lê Minh Tuấn - Phó Cục trưởng Nghệ thuật Biểu diễn cho biết cơ quan quản lý sẽ lấy ý kiến về dự thảo nghị định mới vào ngày 22/6 tại Huế về việc bỏ phần thi bikini để ưu tiên vẻ đẹp trí tuệ, văn hóa và nhân cách, sau đó mới đến hình thể trong các cuộc thi nhan sắc. Với tư cách là "cha đẻ" cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về dự thảo này?

Theo tôi là không cần thiết. Để hay bỏ phần thi bikini cũng không ảnh hưởng gì đến việc tôn vinh vẻ đẹp trí tuệ văn hóa và nhân cách.

Thi hoa hậu theo tôi trước hết là tôn vinh vẻ đẹp con người, tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam, mà trước hết là vẻ đẹp hình thể. Tất nhiên là một hình thể hài hòa và hài hòa với những vẻ đẹp khác của người phụ nữ.

Chúng ta đã có những cuộc thi khác chủ yếu là để tôn vinh vẻ đẹp về trí tuệ và văn hóa rồi như cuộc thi đường lên đỉnh Olympia chẳng hạn, thi hoa hậu theo tôi muôn đời vẫn là thi về cái đẹp hình thể, một hình thể đẹp với những vẻ đẹp khác hài hòa và tương xứng với hình thể đó. Người ta thường nói đẹp như hoa hậu là vậy.

- Dự thảo này của Cục Nghệ thuật Biểu diễn được cho là học hỏi từ việc cuộc thi Hoa hậu Mỹ bỏ phần thi bikini. Ông Lê Minh Tuấn cho rằng: "Việc Hoa hậu Mỹ bỏ phần thi này cho thấy họ đang tập trung đánh giá trí tuệ thí sinh, đây là điều tích cực". 

Một số ý kiến của cộng đồng mạng cũng cho rằng Việt Nam là 1 nước Á Đông với thuần phong mỹ tục tôn trọng sự kín đáo nên việc bỏ phần thi bikini trong các cuộc thi nhan sắc là đúng. Theo nhà thơ, việc bỏ phần thi bikibi có thực sự là tín hiệu tích cực cho các cuộc thi nhan sắc?

Khi chúng tôi tổ chức cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước Việt Nam thống nhất (1988), người ta đã gán cho tôi cái tội là "Tuyên truyền lối sống Mỹ’’, tôi đã nói trong một cuộc họp là người Việt Nam chúng ta tổ chức thi người đẹp trước khi nước Mỹ ra đời, tôi đã lấy dẫn chứng trong ngày hội đền Hùng cách mấy trăm năm đã chọn ra một cô gái đẹp rồi đưa lên kiện rước.

Không phải cái gì người Mỹ làm thì ta nhất thiết phải làm theo đâu, dù nước Mỹ là nước văn minh, phát triển, nhưng, có những cái mình phải làm theo cách của mình chứ!

Cha đẻ” cuộc thi Hoa hậu Việt Nam: Bỏ bikini thì còn gì là thi Hoa hậu!-2

"Bỏ phần thi bikini không phải là điều quyết định cho các cuộc thi nhan sắc ở xứ ta được tốt lên, tôn vinh vẻ đẹp trí tuệ hay văn hóa lên".

- Theo nhà thơ, việc thay phần thi bikini bằng 1 phần thi trang phục khác có thực sự phù hợp với xu thế chung của xã hội hiện đại và giúp các cuộc thi nhan sắc sắp tới thực hiện được mục tiêu ưu tiên vẻ đẹp trí tuệ, văn hóa và nhân cách, sau đó mới đến hình thể?

Như tôi đã nói ở trên, bỏ phần thi bikini không phải là điều quyết định cho các cuộc thi nhan sắc ở xứ ta được tốt lên, tôn vinh vẻ đẹp trí tuệ hay văn hóa lên.

Điều cốt lõi là ở chỗ đơn vị tổ chức phải thực sự vì cái đẹp và chọn ra một ban giám khảo có con mắt tinh đời, có năng lực và sự hiểu biết để chọn ra một người đẹp tiêu biểu về hình thể và có những phẩm chất ngang tầm với vẻ đẹp hình thể, chọn ra hoa hậu xứng đáng để tôn vinh. Như thế không những phù hợp với xu hế hiện nay mà cũng đáp ứng được mong muốn chính đáng của công chúng.

- Việc để các người đẹp mặc bikini và trình diễn catwalk trong đêm chung kết vốn được xem là 1 phần thi truyền thống của các cuộc thi nhan sắc. Theo ông, việc bỏ phần thi này có ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của các cuộc thi đối với công chúng?

Theo tôi là có ảnh hưởng, mà trước hết là công chúng khó thẩm định được vẻ đẹp toàn diện của người được chọn làm hoa hậu.

- Trong lịch sử các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, nhà thơ từng gặp thí sinh nào không muốn mặc áo tắm và trình diễn trên sân khấu hay chưa?

Cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước Việt Nam thống nhất, nhiều thí sinh còn ngần ngại khi bước ra sân khấu với phần thi này, rồi khi được động viên, mọi thi sinh đều tự nguyện tham gia.

Còn về sau không có thí sinh nào từ chối, tôi thiển nghĩ nếu bỏ phần thi áo tắm trong các cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam có thể làm cho các cuộc thi nhan sắc không còn đúng nghĩa là thi hoa hậu nữa.

Theo Trí thức trẻ


Nhà thơ Dương Kỳ Anh

mặc bikini

Hoa hậu Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.