Để mãi là “người đẹp Tràng An”

Cuộc trò chuyện với NSND Như Quỳnh diễn ra trong ngôi nhà đã nhiều năm tuổi, nằm trên phố Hàng Đào (Hà Nội) của chị. Như Quỳnh, với nụ cười dịu dàng, giọng nói nhỏ nhẹ cùng những cử chỉ khoan thai, thật hợp với không gian nhỏ bé, cũ kỹ, nhuốm màu thời gian mà rất đỗi yên bình ấy…

Cuộc trò chuyện với  diễn ra trong ngôi nhà đã nhiềunăm tuổi, nằm trên phố Hàng Đào (Hà Nội) của chị. Như Quỳnh, với nụ cười dịudàng, giọng nói nhỏ nhẹ cùng những cử chỉ khoan thai, thật hợp với không giannhỏ bé, cũ kỹ, nhuốm màu thời gian mà rất đỗi yên bình ấy…

Tự nhận là người ngại thayđổi, nhưng vì sao ngày ấy, chị có đủ dũng khí rời bỏ sân khấu cải lương saunhiều năm gắn bó để thực sự bước chân vào nghệ thuật thứ bảy?

Đó là vì nghe theo lời khuyên củamấy ông anh chồng, đều là dân điện ảnh. Nói vui thôi chứ thời điểm quyết địnhchia tay sân khấu cải lương, tôi đã tham gia bốn phim, cũng có đôi chút kinhnghiệm và sự say mê nhất định với điện ảnh. Thêm nữa, mặc dù nhà tôi ba đời theosân khấu, nhưng đến tôi thì giọng hát lại không được như mẹ, chính vì thế nên bốmẹ đã không ngăn cản tôi. Các cụ cũng nhận thấy, con gái mình theo điện ảnh sẽthuận lợi hơn, mà lúc ấy thì điện ảnh Việt Nam lại đang phát triển rực rỡ. Tuythế, quá trình chuyển nghề của tôi không hề suôn sẻ, thậm chí, tí nữa phải nhậnkỷ luật đấy!

Để mãi là “người đẹp Tràng An”
 NSND Như Quỳnh (Ảnh: namdinhonline)

Ở độ tuổi trung niên, chịkhiến mọi người ngạc nhiên bằng những vai diễn táo bạo, hoàn toàn khác so vớitrước và so với chính con người chị – một nghệ sĩ bao năm được gọi là “Người đẹpTràng An”. Nguyên do là vì đến độ này, chị mới có đủ tự tin để “lột xác” hay cácđạo diễn Việt Nam đã không nhìn ra khả năng “bùng nổ” trong Như Quỳnh?

Đúng là phải đến một độ tuổi nàođấy, mình mới có đủ tự tin và cả những trải nghiệm cần thiết để lột tả thànhcông những nhân vật khác với tính cách của mình. Năm 1995, tôi thể hiện một nhânvật gai góc trong phim Xích lô của đạo diễn gốc Việt Trần Anh Hùng. Đấy là vaiphản diện đầu tiên. Một phụ nữ hết sức lạnh lùng, tàn nhẫn, cầm đầu một băng đâmthuê, chém mướn. Nhưng, đấy cũng là một người vợ bất hạnh, bị chồng phụ bạc, vàmột người mẹ hiền đúng nghĩa với đứa con không may bị tâm thần từ lúc lọt lòng.Đúng là, đạo diễn đã rất “tinh” khi mời tôi đóng một nhân vật khác hoàn toàn sovới dạng nhân vật tôi thường đảm nhận. Có thể, anh muốn tạo ra sự khác biệt vàmột cách thể hiện mới khi quyết định lồng cái bản chất giang hồ vào trong mộtdáng vẻ hiền lành, thuỳ mị. Điều này hơi khác so với các đạo diễn Việt Nam,thường diễn viên mặt mũi dữ dằn thì hay giao đóng vai phản diện.

Không ít người nói rằng, quenlàm việc với các đạo diễn Việt kiều sẽ thấy khó hoà hợp khi trở lại phim trườngViệt Nam. Với chị, điều ấy có đúng không?

Đã là người của công chúng, khi bước chân ra ngoài phố, phải cẩn trọng trong cách ăn mặc, ứng xử, đi lại, nói năng, sao cho đúng mực. Để người ta nhìn vào, người ta thấy ngay, ừ, người Hà Nội họ nói năng, ăn mặc như vậy đấy

Cũng không đến nỗi khó hoà hợpđâu. Tuy nhiên, giữa cách làm việc của các đạo diễn trong nước với các đạo diễnViệt kiều quả là có đôi chút khác biệt. Đạo diễn Việt kiều thường “thả” diễnviên thoải mái trong mạch sáng tạo. Nếu giữa đạo diễn và diễn viên chưa gặp nhauthì đôi bên sẽ cùng ngồi lại thảo luận, trao đổi để tìm một giải pháp dung hoà.

Nhưng nói chung là diễn viên đượcquyền thể hiện nhân vật theo đúng cảm nhận của mình. Khi đóng Áo lụa Hà Đông,đạo diễn Lưu Huỳnh đưa tôi một mảnh giấy, trong đấy là mấy phân cảnh: Bà chủ đira, rồi nhìn thấy chồng, rồi khóc… Rất sơ lược. Và không có lời thoại. Tôi hỏi:“Thế diễn như thế nào?”. Đạo diễn trả lời: “Em biết là chị có đủ khả năng tự thểhiện trường đoạn này. Chị cứ diễn, cứ thoại theo suy nghĩ của mình”. Thực sự làtôi hơi choáng vì lần đầu tiên gặp tình huống này. Cũng may là đã hiểu rõ tâmlý, hoàn cảnh xuất thân của nhân vật nên mọi việc khá suôn sẻ.

Để mãi là “người đẹp Tràng An”

Còn các đạo diễn trong nước, ngaytừ khi viết phân cảnh đã định hướng cách thể hiện nhân vật và khi ra trườngquay, thường “lái” diễn viên theo suy nghĩ của mình.

Thông thường, chị có hay tranhluận tại phim trường không?

Có chứ. Tôi không phải dạng diễnviên bảo sao nghe vậy. Nhưng, nói gì thì nói, trên phim trường, đạo diễn vẫnlà... ông trời. Trong trường hợp đạo diễn cương quyết không chấp nhận lập luậncủa mình thì mình lại phải tìm một cách thể hiện nhân vật làm hài lòng cả haibên.

Cuối năm 2007, chị được đài SBScủa Hàn Quốc trao giải thưởng “Diễn viên nước ngoài được yêu thích nhất”. Cáicách chị đón nhận vinh dự ấy khiến người ta không khỏi ngạc nhiên, vì đó là mộtứng xử hiếm thấy ở các diễn viên khác, đặc biệt là diễn viên trẻ bây giờ…

Có lẽ, mình đã qua độ tuổi muốnđược khuếch trương giải thưởng này, danh hiệu kia. Và một lý do khác, khi đó,phim Cô dâu vàng tôi hợp tác với SBS chưa chiếu ở Việt Nam. Vậy nên, tôi khôngmuốn thông tin với báo chí. Nếu bạn hỏi, tôi chỉ có thể nói là, bộ phim đã đểlại cho tôi những ấn tượng sâu sắc về cách làm phim truyền hình của Hàn Quốc.Một ví dụ, 2g chiều bắt đầu quay, thì 10g sáng tất cả diễn viên có mặt, ngồi bàntròn và thoại lời với nhau. Vừa thoại vừa diễn gần như thật. Những cảnh xúc độngcũng rơi nước mắt, những cảnh gào thét, cũng gào thét luôn.

Để mãi là “người đẹp Tràng An”

Sau đó, đạo diễn nhận xét và diễnviên lớn tuổi góp ý cho diễn viên trẻ. Cách làm này tôi chưa thấy ở Việt Nam.Riêng về vai diễn của tôi, cũng chỉ có thể nói rằng, có lẽ đã đáp ứng được yêucầu của đạo diễn và nhận được sự quan tâm của khán giả. Tại Hàn Quốc, phimtruyền hình được làm theo kiểu vừa viết kịch bản, vừa quay, vừa phát sóng, vừalắng nghe phản hồi của khán giả, rồi mới quay tiếp… Nhân vật của mình có đượcphát triển thêm, hoặc có được “sống” tiếp hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khảnăng nhập vai, sự sáng tạo của diễn viên và sự đồng cảm của khán giả. Có lẽ, tôiđã thể hiện tương đối tốt nên nhân vật bà mẹ được kéo dài và tôi phải sang HànQuốc ba lần để quay những đoạn viết thêm trong kịch bản.

Mấy chục năm trong nghề, chứngkiến những bước đi thăng trầm của điện ảnh Việt Nam, chị thấy làm phim trongthời điểm nào là… đã nhất?

Chắc là khoảng cuối những năm támmươi, đầu những năm chín mươi, khi ấy, nhịp sống bắt đầu nhanh lên, nhưng chưađến mức nhộn nhạo như bây giờ. Đó cũng là lúc Việt Nam bắt đầu “mở cửa”. Khôngkhí làm phim tươi mới hơn. Kịch bản phim cũng bám sát những đổi thay của cuộcsống, và mang màu sắc phong phú hơn hẳn so với trước. Thời điểm ấy, tôi được gópmặt trong những tác phẩm rất hay như Hy vọng cuối cùng, Đêm miền yên tĩnh, Duyênnợ… trong đó, Hy vọng cuối cùng là bộ phim đầu tiên về đề tài chống tham nhũngcủa điện ảnh Việt Nam. Nhìn lại thì đấy là giai đoạn làm phim cho mình cảm giácmãn nguyện nhất. Còn trước đấy, những năm bảy mươi, nhịp độ làm phim lại quáchậm, sản xuất phim không cần đến doanh thu, cũng không bán vé. Phim nào ra khángiả cũng đến rạp xem ào ào. Cho nên tiến độ làm phim quá chậm, mặc dù rất trauchuốt, kỹ càng và tâm huyết.

Đã kinh qua nhiều dạng nhânvật khác nhau trong điện ảnh, hiện tại, chị đang mong nhận một vai diễn như thếnào?

Tôi sắp vào một vai rất thú vịđây. Cuối tháng một này, tôi tham gia phim ngắn 20 phút của đạo diễn trẻ NgôCường, người Canada gốc Việt. Tôi gặp Cường khi làm phim Sài Gòn nhật thực.Cậu ấy thường gọi tôi là “mẹ”, xưng “con” và đã viết một vai diễn dành riêng cho“mẹ” đóng, một vai khá lạ. Một người đàn bà tình cờ gặp một chàng trai ở Sa Pa,và nảy sinh một câu chuyện hấp dẫn…

Để mãi là “người đẹp Tràng An” Để mãi là “người đẹp Tràng An”

Tôi đang cố gắng làm thật tốtphim này và cuối năm nay, là một dự án lớn cũng của Cường, một bộ phim về cuộcsống nội tâm của những con người từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam. Cònvai diễn mơ ước thì, khi đọc Rừng xanh lá đỏ của Mạc Ngôn, tôi đã ước ao, giánhư điện ảnh Việt Nam có được một kịch bản hay như vậy, một vai diễn độc đáo nhưvậy thì tốt quá. Đó là một phụ nữ hiện đại, thành đạt, nhưng đời sống riêng lạinhiều trắc trở. Bề nổi cực kỳ hào nhoáng, nhưng phía sâu bên trong lại chứa đựngrất nhiều mảng tối.

Để thể hiện một nhân vật như vậyphải là những diễn viên có bề dày kinh nghiệm diễn xuất và có vốn sống phongphú. Nhưng đấy chỉ là ước ao thôi. Vì thứ nhất, ai cũng ngại xây dựng một kịchbản lớn cùng một nhân vật phức tạp như thế. Thứ hai, sức hấp dẫn của những diễnviên trẻ vẫn còn thống trị điện ảnh Việt Nam. Và thứ ba là một rào cản lớn: kiểmduyệt.

Chị từng nói, hơi buồn vì đếnlúc “chín muồi” trong diễn xuất và kinh nghiệm sống thì lại quá tuổi để đảm nhậnvai chính. Quyết định tham gia thành lập hãng phim tư nhân dạo nào liệu có bắtnguồn từ mơ ước được làm những bộ phim về lứa tuổi trung niên, dành vai chínhcho những nghệ sĩ trung niên?

Cũng đúng đấy. Nhớ lại ngày đó,tôi và mấy ông anh bên chồng hào hứng lên kế hoạch lập hãng phim Tam Kỳ, lấy têncửa hiệu vải nổi tiếng của bố mẹ chồng tôi ngày trước. Cả êkíp toàn dân điệnảnh, và đều đạt được những vị trí cao trong nghề, nếu như là những người năngđộng một chút thì cũng có thể lập nên một hãng phim gia đình tương đối “oách”đấy. Nhưng tiếc là, anh chồng tôi, người cầm trịch kế hoạch lại đột ngột qua đờivì căn bệnh ung thư, thế là mọi dự định tan vỡ.

nhuquynh51.jpg

Ngẫm lại hai chuyến làm kinhtế không thành – mở càphê Quỳnh và lập hãng phim tư nhân, chị thấy là do mìnhkhông đủ quyết tâm hay thực sự, Như Quỳnh không có khiếu kinh doanh?

(Cười) Ừ nhỉ, hồi trước, càphêQuỳnh đóng cửa cũng hơi tiếc. Tồn tại đến 12, 13 năm rồi chứ ít đâu. Cũng đi vàotạp văn của một số nhà văn nổi tiếng, cũng có tên trong cẩm nang du lịch của sứquán Pháp, cũng trở thành một điểm văn hoá của Hà Nội đấy chứ. Nhưng rồi đến mộtlúc nào đấy, tôi thấy thế là đủ rồi, dừng lại thôi. Có thể, mình không đủ kiênnhẫn. Nhưng cái chính là muốn làm kinh tế giỏi thì phải rất nhanh nhạy và khôngdính dáng gì đến nghệ thuật. Chứ mình, toàn dân nghệ sĩ, làm cái gì cũng chậmrãi, không bắt nhịp nhanh, không ứng biến nhanh, lại còn kinh doanh theo kiểunửa làm nghề nửa kinh doanh thì làm sao thành công được.

Bao năm qua, cho dù cuộc sốngđã hối hả hơn rất nhiều, gia đình chị vẫn cứ là một gia đình Hà Nội “gốc” vớinhững chuẩn mực không hề bị rạn nứt. Để giữ được một lối sống như thế, một nếpnhà như thế có khó không, thưa chị?

Thực ra thì không có gì khó cả.Có lẽ bởi vợ chồng tôi đều thuộc tuýp cổ điển. Tôi thì vốn không phải người ưanổi loạn, phá cách. Chồng tôi cũng là người điềm tính, và rất tôn trọng côngviệc của vợ. Nói chung, chúng tôi hợp nhau, cùng mong muốn giữ gìn những gì đượccoi là giá trị “gốc” của người Hà Nội. Ngay cả căn phòng này, khi cơi nới, sửasang lại, chúng tôi cũng vẫn giữ nguyên đồ đạc cũ, không khí cũ, và không thíchđem sự hiện đại vào. Mà thực sự, những màu sắc cũ kỹ lại hợp với không gian nhỏnhắn, ấm cúng nơi đây. Với các con, chúng tôi cũng không hề đe nẹt. Tự các cháuchịu ảnh hưởng bởi cách sống, cách hành xử, nói năng của bố mẹ. Con gái thời naynhiều cô ăn to nói lớn, bỗ bã, thậm chí văng tục ngoài đường, hai con gái củatôi tránh được những khiếm khuyết đó. Thực ra, nếu “nhà dột từ nóc” thì cómuốn răn dạy con cái cũng chẳng được.

Để mãi là “người đẹp Tràng An”
NSND Như Quỳnh cùng chồng và các con

Không ít nghệ sĩ tâm sự, muốngia đình êm ấm thì trước khi vào nhà, phải để hai chữ “ngôi sao” ngoài cửa. Giađình chị, với cả hai vợ chồng đều là những nghệ sĩ tên tuổi, để giữ gìn hạnhphúc, liệu có phải bỏ cái gì đó ngoài cửa không?

Chắc đấy là những nghệ sĩ luônluôn nhớ mình là sao, hoặc nghĩ mình là sao, mới phải làm vậy, chứ còn tôi, tôivẫn sống như một người phụ nữ bình thường, với đúng tính cách của mình. Nhưng cómột điều tôi luôn luôn tâm niệm: Đã là người của công chúng, khi bước chân rangoài phố, phải cẩn trọng trong cách ăn mặc, ứng xử, đi lại, nói năng, sao chođúng mực. Để người ta nhìn vào, người ta thấy ngay, ừ, người Hà Nội họ nói năng,ăn mặc như vậy đấy. Đấy là cái tôi chú ý nhiều hơn là việc nhớ mình là một ngôisao.

Thực ra thì, cho dù có là nghệ sĩhay không, trong cuộc sống gia đình, sự va chạm là không thể tránh khỏi. Nhưng,người xưa nói chẳng sai: “Một điều nhịn, chín điều lành”. Và tôi xin bật mí là,trong nhà tôi, người giỏi nhịn hơn, điềm tĩnh hơn chính là ông xã. Nhìn tôi, aicũng bảo là người hiền lành, nhỏ nhẹ, nết na. Nhưng thực ra, tôi cũng nóng tínhđấy. Được cái, khi thấy tôi có vẻ hơi cáu, hơi giận là ông xã nhịn ngay, đợi vợbình tĩnh hẳn mới tiếp tục câu chuyện. Chứ nếu mà cũng găng lại ngay lúc đấy thìcó khi, đoạn kết sẽ là cãi cọ mất!

Xin cảm ơn chị.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần:

Để mãi là “người đẹp Tràng An”

“Đó là một phụ nữ Hà Nội điển hình. Có lẽ vì được sống trong một môi trường lành mạnh, hai bên bố mẹ đều là những gia đình nề nếp, nên cách sống, cách ứng xử của Như Quỳnh luôn thể hiện được nét đẹp của văn hoá Hà Nội.

Nhiều năm gắn bó với nghệ thuật thứ bảy, Như Quỳnh thật sự yêu nghề, cô không có ý định chuyển sang một lĩnh vực khác (như nhiều diễn viên thường phấn đấu để chuyển sang đạo diễn chẳng hạn). Yêu nghề nên Như Quỳnh cũng yêu từng vai diễn, tôn trọng từng vai diễn. Còn nhớ, năm 1992, tôi là người đầu tiên mời Như Quỳnh đóng một vai già, hơn thế nữa là một vai người Hoa (phim Giọt lệ Hạ Long). Cô theo đoàn phim của chúng tôi đi Tiên Yên – Quảng Ninh, nơi còn nguyên những dãy phố cũ của người Hoa. Cô bỏ rất nhiều thời gian gặp gỡ người dân địa phương, tìm hiểu về tính cách, hoàn cảnh sống của nhân vật và đã thể hiện thành công vai diễn khá xa lạ với lứa tuổi cũng như hoàn cảnh sống của mình”.

Để mãi là “người đẹp Tràng An”

Diễn viên Bùi Bài Bình:

“Nghệ sĩ Như Quỳnh là người rất yêu nghề, đầy trách nhiệm với từng vai diễn. Có cảm giác điện ảnh với chị là niềm đam mê lớn. Trong cuộc sống, chị là người giản dị, dễ gần, dễ mến. Đặc biệt, chị luôn nhiệt tình trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp chuyện đời, chuyện nghề, và cũng không ngại tranh luận trong công việc”.

Theo Để mãi là “người đẹp Tràng An”



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.