Gian nan đi bán đĩa

>>

Thị trường băng đĩacủa cộng đồng người Việt ở nước ngoài đang đóng băng. Không ít nghệ sĩ bay sôbán đĩa ở nước ngoài gặp phải tình cảnh dở khóc, dở cười.

>>

Những chuyến bay sôđầu tiên của nghệ sĩ cải lương sang Mỹ biểu diễn vào đầu những năm 2000 bằngđường du lịch thường thắng lớn nhờ số tiền bán được từ lượng đĩa của họ mangtheo.

Tiền vốn in đĩa tại VN chỉ từ 10.000 đồng đến 15.000đồng/đĩa (tính luôn cả tiền in bìa), bà con kiều bào mua ủng hộ nghệ sĩ với giátừ 15 đến 30 USD/đĩa, do đó sau mỗi chuyến đi, những nghệ sĩ nổi tiếng mang về 5.000- 7.000 USD từ tiền bán đĩa là chuyện thường.

 

Từ đó, các nghệ sĩ trong nước bắt đầu chú trọng đếnviệc mang đĩa đi bán kết hợp những chuyến bay sô biểu diễn cho kiều bào ở cácnước, nhất là ở Mỹ.

Gian nan đi bán đĩa
Các ca sĩ Thanh Thảo, Ngô Kiến Huy, Nam Cường, Khổng Tú Quỳnh... bán đĩa của mình trong chương trình Hoa hậu Người Việt Thế giới 2010 - khu vực châu Âu diễn ra tại London (Anh)

Qua thời phát đạt

Đến thời điểm này, mọi chuyệnđã thay đổi. Các quầy bán đĩa tại các khuKingsland Road, Hackney,Deptford... (Anh), có đông người Việt sinh sống, thật sự ế ẩm. Đĩa chép bán1 bảng Anh/đĩa đầy các sạp mà chẳng ai mua.

 Hôm đến dự chương trìnhHoa hậu Người Việt Thế giới 2010, tại London, tôi thấy các dãy bàn bán đĩacủa các ca sĩ Thanh Thảo, Ngô Kiến Huy, Nam Cường, Khổng Tú Quỳnh... rất ítngười mua (mỗi đĩa bán từ 10 đến 20 bảng Anh).

Hỏi ra mới biết giá bán nhưthế là quá cao nên rất ít kiều bào tại đây hào hứng. Ở đây, chỉ đĩa của casĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Cẩm Vân, nghệ sĩ hài Hoài Linh, hề Xuân Hinh là bánchạy nhất. Giá có thể lên đến 30 bảng Anh/đĩa vẫn có người mua.

Ở Mỹ, tôi cũng từng chứngkiến nghệ sĩ cải lương bay sô ngoại đứng bán đĩa tại Saigon Performing ArtsCenter (California), với giá 10 USD/đĩa nhưng chẳng có ai ghé đến mua.

Một khán giả Việt kiều nói: “Tụinày bị gạt nhiều quá rồi, đĩa chép từ VN mang sang, đầu máy ở nhà chúng tôikhông đọc được. Vì thương nghệ sĩ nên mua ủng hộ nhưng chất lượng quá kém.Không lẽ mua đĩa này lại phải tìm mua đầu đĩa Trung Quốc mới xem được sao?Chưa kể giá bán quá đắt, ở đây đĩa cải lương bán đầy khu Phước Lộc Thọ giáchỉ 1 USD, đổ đống mà chẳng ai thèm mua”. 

Một nghệ sĩ cải lương đã cấtcông mang 1.000 đĩa sang Mỹ để bán nhưng phải bỏ hết lại vì đĩa chất lượngquá kém.

NSƯT Lệ Thủy cho biết: “Cólần, tôi mang đĩa vở Tình mẫu tử - một vở diễn ăn khách nhất của chươngtrình Những dấu ấn không phai, do HTV quay và phát hành - qua Mỹ nhưng bánkhông được vì bà con than phiền đầu máy không đọc được. Lần đó, bị bà conmắng vốn nhiều lắm nên những lần sau đi diễn, có mang đĩa là phải mang hàngchất lượng cao. Nhưng bây giờ cũng khó khăn lắm, diễn một điểm mà bán đượcvài chục đĩa đã mừng rồi. Băng đĩa lậu ở Mỹ còn hoành hành hơn ở VN nữa, chỉsau 30 phút phát hành, thị trường đã có đĩa lậu bán với giá 1 USD, mình đầutư mỗi chương trình vài trăm triệu đồng là coi như chịu lỗ”.

Đi hát chỉ để bán đĩa

Gian nan đi bán đĩa

Nếu hàng loạt chương trìnhbiểu diễn văn nghệ từ ca nhạc đến cải lương, hài ở hải ngoại gần đây rơi vàotình trạng bị “bể” sô thì các sô diễn ở nhà hàng, quán ăn theo dạng mini,phục vụ thực khách lại khấm khá. Có những nghệ sĩ đến nhà kiều bào hát phụcvụ trong các buổi tiệc không cần thù lao, họ mang theo đĩa có chữ ký để bánvà được bà con ủng hộ hết lòng.

Ca sĩ nhí Nguyễn Huy (béChâu) đi diễn ở Mỹ không cần nhận thù lao, ba của em mang theo hàng trăm đĩahình, đĩa tiếng với những chủ đề nghe rất sốc, như: Nguyễn Huy- Tình thôixót xa; Nguyễn Huy- Đêm sao băng,... để bán và bán đắt như tôm tươi, lại cònđược bà con tặng thêm tiền thưởng.

Thế nhưng, các sô diễn kiểunày hiện nay cũng rất ít vì kiều bào ở Mỹ và Anh đang gặp khó khăn, phải“thắt lưng buộc bụng”. Một số kiều bào cho rằng việc mời ca sĩ, nghệ sĩ đếnnhà hát bây giờ là xa xỉ.

Đĩa của nghệ sĩ cải lương cóKim Tiểu Long, Lệ Thủy, Minh Vương bán chạy nhất nhưng giá chỉ 4 bảngAnh/đĩa vì đĩa sao chép lậu quá nhiều. Hiện đĩa của nghệ sĩ hài bán tràn lantại Mỹ và Anh, giá chỉ từ 1 đến 2 USD hoặc bảng Anh/đĩa.

 ỞLondon, có những trang web dosinh viên tạo ra, tải lên đó rất nhiều chương trình hài của các đài truyềnhình trong nước, từ Siêu thị cười, Chuyện cảnh giác của HTV đến Nụ cười vàngcủa SCTV, Gala cười của VTV3 nên thị trường kinh doanh đĩa hài đóng băng.

NSƯT Minh  Vượng cho biết: “Khán giả ở Anh chỉ thích mua đĩa của những chương trìnhmới toanh, chưa phát trên VTV4, chứ đã phát rồi thì hoặc bỏ lại hoặc mấtcông mang về”. 

Chạnh lòng!

Tháng 6 năm ngoái, tôi đến Mỹ, có dịp xem một vài chương trình và vở diễn cải lương của nghệ sĩ trong nước sang diễn, tự dưng cảm thấy chạnh lòng khi một số nghệ sĩ vừa diễn xong lớp diễn của mình đã vội vàng chuẩn bị bàn để bày đĩa ra bán.

Mặt vẫn còn son phấn chưa kịp tẩy trang, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, phải vừa bán vừa thối tiền, vừa mời gọi vừa ký tên. Chỉ cần có chữ ký trên bìa đĩa là bán được giá, sau đó nếu được mời chụp ảnh với khán giả ái mộ, họ có thể nhận thêm được tiền bồi dưỡng.

Theo Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.