Lê Anh: Tôi không muốn “vịn tay” vào MC nữ

“Khi dẫn đôi với MC nữ, thì 2 người giống như một cặp đôi khiêu vũ, người vũ công nam có giỏi đến mấy cũng không được phép "hoa lá cành", mà phải là chiếc trụ vững chắc cho người bạn nhảy của mình” MC Lê Anh chia sẻ.

“Khi dẫn đôi với MC nữ, thì 2người giống như một cặp đôi khiêu vũ, người vũ công nam có giỏi đến mấy cũngkhông được phép "hoa lá cành", mà phải là chiếc trụ vững chắc cho người bạn nhảycủa mình” - MC Lê Anh chia sẻ.

Từng bị "ám ảnh" vì Ngô PhươngLan

- Với chiều cao 1m68, có thểnói ngoại hình của Lê Anh sẽ gặp nhiều “bất lợi” khi dẫn chương trình với các“chân dài”; trong những tình huống đó, anh cảm thấy thế nào?

- Cũng hơi lo lắng đấy! Bản thântôi lại có chút buồn cười là nếu không nhìn thấy chỏm đầu của MC nữ thì thườnghay bị mất tự tin, trong khi, hiện nay, các MC nữ thường có chiều cao tương đốitốt. Nhưng tôi chưa bao giờ để cảm giác ấy làm mình bị bối rối. Là nam giới, thìcâu nói “chiều cao của người đàn ông được tính từ vầng trán lên đến bầu trời”thật chí lí.

Lê Anh: Tôi không muốn “vịn tay” vào MC nữ
MC Lê Anh

Tôi không “hào hứng lắm” khinhìn cô gái nào mà phải ngước lên, vậy nên, thường rất thích dẫn chươngtrình với các MC nữ có duyên nhưng nhỏ nhắn và xinh xắn một chút như HoàiAnh, Mỹ Lan, Linh Hương. Còn nhớ lần dẫn chương trình “Peter Yarrow và tráitim Việt Nam” cùng Hoa hậu Ngô Phương Lan, thực sự cô ấy là một nỗi “ám ảnh”của tôi. Mặc dù tôi đã cố gắng đi giày cao, nhưng cũng chỉ “kê” thêm được 3- 4 cm, nghĩa là cao lên được đến khoảng 1m72, còn Ngô Phương Lan, như bạnbiết, bình thường cô ấy đã cao hơn 1m70 rồi, lại thêm đôi giày khoảng 15 cmthì đúng là… gần như hơn tôi hẳn một cái đầu.

Khi lên hình thì không vấn đề lắmvì có thể dùng thủ pháp máy quay, còn khán giả có mặt trong chương trình sẽ nhậnthấy tôi thấp hơn cô ấy kha khá. Tuy nhiên, cảm giác về hình thức thực sự chỉxâm chiếm tôi một vài phút đầu tiên của chương trình mà thôi.

- Vậy ra anh rất tự tin. Anhcó thể rút ra điều gì về vai trò của MC nam khi dẫn đôi?

- Thực ra, quan trọng nhất vớimột người MC vẫn là lúc ra sân khấu sẽ nói và thể hiện như thế nào. Cần phải thểhiện được bản thân, để cho khán giả thấy rằng, nếu không có anh thì MC nữ sẽkhông có chỗ để vịn tay vào. Đó mới là điều quan trọng số 1 trong suy nghĩ củatôi.

Tất cả các MC nữ, dù cao hơn tôihẳn một cái đầu đi nữa, thì cũng đều có thể làm duyên dáng bên cạnh tôi được.Bản thân người con trai phải là trụ, chứ không bao giờ để xảy ra tình trạng MCnam phải vịn tay vào MC nữ - theo nghĩa bóng! Tôi thấy rằng, khi dẫn đôi một nammột nữ, rất giống với một cặp đôi khiêu vũ, người vũ công nam có giỏi đến mấycũng không được phép "hoa lá cành", mà phải là chiếc trụ vững chắc cho người bạnnhảy của mình. Khi thành công, tất yếu, chiếc trụ đó cũng sẽ được tôn vinh, màkhông cần phải diêm dúa.

Nghề MC cần phải biếtdiễn...

- Là một MC trẻ khá thành côngở Miền Bắc, nếu có người so sánh phong cách dẫn chương trình của anh với MCThanh Bạch, một người đại diện cho phong cách miền Nam. Anh tự thấy bản thân cósự khác biệt như thế nào?

- Khác chứ, không chỉ đại diệncho vùng miền. Tôi quan niệm bản thân mỗi MC “có tên” đều khác nhau. Mổ xẻ rathì thấy có hai điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất như sau:

Lê Anh: Tôi không muốn “vịn tay” vào MC nữ

Tôi thấy mình còn “ngượng” khiđùa trước khán giả, đó là điều mà tôi còn phải học hỏi nhiều ở những MC kỳ cựunhư anh Thanh Bạch. Dễ thấy đây là hạn chế chung của nhiều MC miền Bắc, khi màngười MC chưa thực sự giải phóng được cơ thể cho thoải mái nhất trước khán giả.

Hơn nữa, “ăn trông nồi, ngồitrông hướng”, người MC lên sân khấu thường phải hành động sao cho phù hợp vớixung quanh, bên cạnh đó là một hệ các yêu cầu rất khắt khe và nhất thiết tránh“làm nổi” bản thân mình, nghe chừng rất áp lực! Điều này đối với người miền Nam- thì từ trong tính cách, họ đã thoải mái, tự nhiên hơn người Bắc rồi.

Khác biệt thứ 2 là về ngôn từ,người Bắc nói một từ, một câu  thì ý thì phải đủ dùng, không thừa - không thiếu.Người Nam rất thoải mái trong cách nói chuyện, chú trọng vào cảm xúc nhiều hơn.Điều đó cũng cho thấy từ cái “gu” thưởng thức của khán giả hai miền.

Tuy nhiên, sự khác biệt đó ngàycàng không còn quá lớn và rõ ràng nữa. MC hai miền học hỏi nhau rất nhiều, từ kỹnăng hoạt náo, tổ chức sự kiện và làm chủ sân khấu. MC miền Bắc đã thoải mái hơnnhiều trong thể hiện. MC miền Nam biết tiết chế ngôn từ hơn trong khi nói, nóicàng ngày càng gọn và rõ ràng.

- Anh nói mình còn ngượng khitrêu đùa, nhưng mới đây, trong đêm nhạc kỷ niệm nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu 85 tuổi,tại Nhà hát Lớn Hà Nội, anh đã cùng nhạc sĩ tung hứng bằng những lời đùa rất vuivẻ, hài hước. Chẳng lẽ đó không phải là một Lê Anh khác so với phong cách vốnrất lịch lãm của anh trong nhiều chương trình?

- Phải khẳng định lại phong cáchlịch lãm thì không mâu thuẫn với khả năng hài hước và dí dỏm. Có chăng là sựtiết chế quá mức ẩn trong phong cách lịch lãm hay là sự thoải mái thăng hoa đầybất ngờ cũng có thể thể hiện trong phong cách này. Với chương trình bạn vừa nói,tôi thấy mình có được điều thứ hai.

- Đây có phải là một trongnhững chương trình thành công nhất của Lê Anh?

- Tôi rất tâm đắc với chươngtrình này. Bởi vì lâu lắm rồi mới có một chương trình mà tôi được trở lại vớiphong cách dẫn “Con đường âm nhạc” trước kia của mình. Ở đêm nhạc tôn vinh nhạcsĩ Phan Huỳnh Điểu đó, thì tôi dẫn rất “đời”, cũng giống như mình sống ngoài đờithôi. Tôi đùa với ông bà mình ở nhà thế nào thì đùa với nhạc sĩ như vậy. Đêmnhạc đó, nhiều khán giả bất ngờ thấy tôi bông đùa vui vẻ cùng nhạc sĩ, thì đó làkhả năng “biến hoá” của người MC, tùy thuộc vào những chương trình khác nhau.Tôi cũng thích những chương trình như Hộp đen, nơi tôi được thể hiện một phầnkhác của mình nhiều nhất. Còn thực tế, trong mọi chương trình, tôi vẫn luôn cốgắng thể hiện cho mình một tính cách, lối sống người Hà Nội.

Lê Anh: Tôi không muốn “vịn tay” vào MC nữ

MC Lê Anh và MC Mỹ Lan.

- Sống và thể hiện mình trênsân khấu theo “phong cách của người Hà Nội”, điều đó có vẻ sẽ rất hạn chế khianh dẫn những chương trình sôi động khác?

- Đúng là sẽ có những ảnh hưởngnhất định. Cho nên, tôi ít khi nhận những chương trình thiên về hò hét la ó vàthiếu chiều sâu. Không phải là tôi không có khả năng dẫn được những chương trìnhđó, mà vì tôi không muốn phá vỡ hình ảnh một MC lịch lãm, nhẹ nhàng với tínhcách đặc trưng của người Hà Nội. Những người bạn MC của tôi đều biết tôi “sung”như thế nào khi đi chơi, đi hát trong nhóm, nhưng tôi chưa bao giờ mang cái đólên sân khấu cả.

- Anh có nghĩ là mình cần phảitrung thành với một phong cách quá lâu?

- Không phải là trung thành haykhông, mà đó chính là tôi. Cuộc sống xã hội của tôi quy định tôi với phong cáchđó rồi, khán giả đã “yêu” một Lê Anh như vậy, tại sao lại “đứng núi này trôngnúi nọ”? Thỉnh thoảng “pha” một chút cho thêm sự đa dạng và mới mẻ, chứ thay đổihoàn toàn thì không. Mà bạn thấy đấy, tôi cũng từng bị kêu trời khi cùng mộtthời điểm, làm nhiều chương trình với phong cách khác biệt.

Có nhiều bạn MC trẻ hiện nay cứthích thay đổi phong cách “xoành xoạch” vì nghĩ rằng, một thời gian trôi qua, màkhông có gì thay đổi, khán giả sẽ chán, nhưng với tôi, một năm, hai năm không làgì cả. Bản thân mình không phải là một người “duyên lộ” (cười), nên mọi thứ phảilâu lâu mới thấm vào khán giả chứ! Phải kiên trì để trở thành bạn của họ.

- Trong nghề, anh ngưỡng mộnhững gương mặt MC nào?

- Nhiều lắm, hầu hết các bậc đànanh, đàn chị hay cả các bạn MC trẻ trong Hội MC trẻ của chúng tôi đều có nhiềumặt để mình ngưỡng mộ! Đó là những khả năng chuyên biệt dễ thấy ở một số ngườinhư sự tự nhiên đầy hứng khởi “all the time” của anh Thanh Bạch, có thể ngã sõngxoài trên sân khấu mà chả thấy ngượng gì cả, thật tuyệt vì nó giải thoát mọi thứbarie về giao tiếp cũng như dấu ấn của tuổi tác…, sự dí dỏm sâu sắc riêng có củaanh Thành Lộc, bản lĩnh và kinh nghiệm của anh Lại Văn Sâm, kỹ năng đặt câu hỏicủa chị Tạ Bích Loan, Lê Mỹ Linh, kỹ năng lựa chọn ngôn từ phù hợp và biểu cảmrất chừng mực của chị Diễm Quỳnh…

- Khi có những cơ hội đứng cùng sân khấu vớinhững người mà bản thân ngưỡng mộ, anh có cảm thấy áp lực?

 -Tôi cũng từng đứng chung sân khấu với một số gương mặt mình ngưỡng mộ, hoặc cónhững chương trình thì các bậc anh chị ngồi dưới xem, hoặc là khách mời. Nếu cácchương trình khác mình đầu tư một, thì ở những chương trình này, mình đầu tưnhiều hơn một chút, có nghĩa là có bao nhiêu “miếng tủ” thì cũng phải tung racho người ta thấy! (cười) Đó là tâm lý thông thường chứ không cảm thấy áp lực gìnhiều lắm. Điều quan trọng với tôi là được đánh giá tốt về mặt chuyên môn, cònkhán giả thì vô cùng lắm, đôi khi họ thích thú chỉ vì một vẻ ngoài đẹp.

Lê Anh: Tôi không muốn “vịn tay” vào MC nữ

- MC vốn là một nghề “vạmiệng”, có khi nào anh gặp phải trường hợp này?

- “Vạ miệng” thì may mắn là chưa,nếu có thì bây giờ không biết mình đang ở đâu! (cười). Còn lỗi thì nhiều lắmchứ, hàng chục năm làm nghề này những lỗi thông thường không quá nghiêm trọngnhư nói nhịu, nói lắp, nói đùa thành thật, nói trước thành sau… quả thực là khánhiều. Nhưng cũng may tôi tự tin mình có khả năng tập trung tốt, độ ổn định caonên không gặp những sự cố lớn.

- Để trở thành một MC có độ ổnđịnh cao như bây giờ, chắc hẳn anh cũng được người trong nghề góp ý khá nhiều?

- Từ năm 2003 đến năm 2005, mớichân ướt chân ráo bước chân vào dẫn truyền hình, cũng được nhiều người khen làăn hình, hình thức tốt, ứng xử nhanh, nhưng điều mình mong được khen là chuyênmôn thì chưa nhiều. Đến năm 2006, bắt đầu có một số người phàn nàn, Lê Anh dẫnkhông “máu lửa”, phong cách chưa thật cá tính, không có động tác nào đáng nhớcả, ngôn từ thì thông thường, lời dẫn khá hay, chuẩn nhưng hơi sáo, chưa tạođược sự tự nhiên, nói lại hơi nhanh...

Lúc đó, tôi bắt đầu nghĩ đến việcMC cần phải biết diễn, chứ không thể bê nguyên đời thường lên sân khấu, nhưngphải diễn… như thật ngoài đời mới là khó! Và tôi học tập, chiêm nghiệm, và từngbước thực hành theo hướng đó. Sự ghi nhận của khán giả cho tôi một động lực rấtlớn. Năm ngoái, khi có mặt ở bình chọn MC mảng khoa học giáo dục do độc giả tạpchí Truyền hình Việt Nam đề cử, tôi rất vui. Hàng chục chương trình lớn đã làmtrong 3 năm qua trên các kênh sóng truyền hình là một gia tài, tôi rất trântrọng những người đã cho tôi cơ hội để được trưởng thành như hôm nay.

Còn bây giờ, với Hộp Đen thìnhiều người ngạc nhiên về sự thoải mái của tôi, nhiều người nói: Đã thấy Lê anhbắt đầu “đú đởn”, bắt đầu đùa cợt trên sóng truyền hình rồi.

Sẽ chia tay khán giả vài nămđể làm thạc sĩ ở nước ngoài

- Đứng trên giảng đường trướccác bạn sinh viên, trong cách giảng dạy (Lê Anh hiện là giảng viên khoa Du lịch,ĐHQG Hà Nội - PV), anh có bị ảnh hưởng bởi phong cách MC?

- Sân khấu hay giảng đường đều làmôi trường cho mình trải nghiệm bản thân, đều là môi trường có công chúng. Cụthể, trên giảng đường thì công chúng là sinh viên, trên sân khấu là khán giả.Hai công việc này rất gần gũi nhau, nên tôi ứng dụng rất nhiều phong cách củamột MC khi giảng bài cho các bạn sinh viên, và họ rất thích thú vì điều đó.

Tôi có thể tự hào rằng, mình luônđược chào đón ở nhiều giảng đường.

- Sự chào đón, thích thú củacác sinh viên, theo anh, có bao nhiêu % trong số đó là tò mò, bởi anh là mộtngười của công chúng?

- Bao nhiêu % thì tôi không biết.Nhưng đúng là buổi đầu tiên lên lớp, cũng có nhiều bạn sinh viên tò mò háo hứcxem cách tôi ăn mặc, nói năng trên lớp khác với sân khấu như thế nào, nhưng vớinhững sự hiếu kỳ đó, tôi có thể “giải quyết” trong vào một buổi là xong. Đếnbuổi thứ 2, khi sự tò mò được thoả mãn rồi, thì việc các bạn sinh viên có muốnnghe tôi giảng hay không sẽ thấy rõ ngay. Và gần 10 năm đứng trên bục giảng, tôithấy rằng sự nồng nhiệt của sinh viên với cách dạy của tôi ngày chưa bao giờgiảm sút, và cá nhân tôi chưa bao giờ có hai bài giảng giống hệt nhau! Tôi sẽluôn cố gắng để phát triển nghề dạy, vốn được đầu tư bài bản của bản thân và giađình.

Lê Anh: Tôi không muốn “vịn tay” vào MC nữ

 "Tôi chỉ là đứa trẻ nông nổi trong nghề".

- Nổi tiếng, đẹp trai, códuyên - chắc hẳn có nhiều sinh viên “yêu quí” anh quá mức?

- Có chứ, và thật là tuyệt! Tôicho đó là một món quà, còn nhận hay không thì là ứng xử của bản thân mình, nhưnghết thảy đều được trân trọng. Lúc đầu mình nghĩ chỉ là do các bạn sinh viên cảmtính thôi, nhưng khi các bạn ra trường rồi, có người vẫn luôn tìm cách gặp gỡ,trò chuyện, vẫn mong có một cơ hội nào đó với nhau! (cười…)

Không chỉ sinh viên, tôi cũng cócả những fan lớn tuổi! Còn nhớ, khi tôi vào Sài Gòn làm việc, có một cô gần 50tuổi, ở tận Tiền Giang, hăng hái bắt xe đò vào tận nơi tôi làm, chỉ để nhìnthấy, sau đó mời đi ăn khoảng mười lăm, hai mươi phút rồi về. Hay như có nhữngngười thường xem chương trình của tôi, rồi viết mail dặn dò là hôm nay nói câunày chưa được, phỏng vấn câu kia chưa hay, rồi nói bị hớ chỗ này… Tôi hay nhậnđược những món quà rất ý nghĩa về tinh thần, điều đó động viên tôi rất nhiều.

Nhưng cũng có những fan thuộcgiới tính thứ 3, nhiều khi họ cố đợi mình làm xong việc để mời đi chơi, đi uốngnước. Từ chối, họ sẵn sàng dằn mặt ngay. Tôi đã đừng phải bỏ một số điện thoạivì gặp phải trường hợp như vậy.

- So với nghề dạy học, thìlĩnh vực MC đang mang lại cho anh khá nhiều thành công và sự nổi tiếng. Anh cócân nhắc tới sự lựa chọn của mình trong tương lai?

- Thời gian sắp tới, tôi có áplực là phải làm tiến sĩ, vì đang là giảng viên của Đại học Quốc gia HN. Tôi làngười cầu toàn, nên muốn làm tiến sĩ ở nước ngoài. Vậy nên, chắc là sau 2010 tôisẽ phải tạm xa khán giả vài năm. Tôi xác định gắn bó với nghề giảng dạy. Nghề MCvới tôi, sẽ là một “cuộc chơi” đáng nhớ, đáng trân trọng, và quan trọng hơn cả,công việc này cho tôi cơ hội hiểu chính mình! Tôi chưa bao giờ nhận mình là mộtMC chuyên nghiệp, mà chỉ là một đứa trẻ nông nổi trong nghề thôi.

- Anh có tiếc những gì tạodựng cho nhiều năm qua, vì nếu vắng mặt một thời gian dài, khán giả sẽ quên anh?

- Không đâu! Vì làng giải trí vốnliên tục thay đổi, không bao giờ có tượng đài nào có thể tồn tại mãi, rồi cũngphải nhường chỗ cho một người khác. Đó là qui luật rồi, không nên căng thẳng vìchuyện đó. Tôi thì tin rằng có những “góc sân và khoảng trời” của riêng mìnhrồi, thì dẫu mình vắng mặt hoặc có người thay thế, khán giả vẫn nhắc đến mình.Đó là một động viên rất lớn rồi.

- Anh có vẻ tính toán rất kỹ"đường đi nước bước” của mình?

- Cuộc sống giống như một bàitoán mà mình luôn phải tính, để không bị sốc, bị động trước một điều gì đó. Cònnhớ, lần đầu tiên nhận lời làm người dẫn chương trình năm 1993, khi còn là cậuhọc trò lớp 10, theo lời đề nghị của giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ khi đó, NSND PhạmThị Thành, tôi đã biết mình có thể và phải làm những gì để tốt cho tương lai,chứ không “đẽo cày giữa đường” nghe đủ mọi lời khuyên nên làm gì.

- Là một người thành đạt, cóvị trí trong xã hội, còn trong cuộc sống gia đình, nếu tự chấm điểm, anh chọncho mình điểm mấy?

- Chỉ 5 điểm thôi. Vì tôi thườngxuyên xa nhà. Bản thân cũng có nhà riêng nhưng tôi vẫn muốn ở với bố mẹ, đó là…điểm tốt đấy chứ! Nhưng ở với bố mẹ lại chả chăm sóc cho bố mẹ được nhiều, chỉbiết có mỗi phòng riêng của mình, đến cái đũa, cái bát cũng phải hỏi mẹ. Mộtviệc nữa, rất đáng… chấm điểm thấp là chuyện bố mẹ giục lấy vợ nhưng chưa làmđược. Tại vì… thầy bói bảo tôi đến năm 34 tuổi mới được lấy vợ. Khi mà bản thânchưa chắc chắn, thì cũng phải tin vào một cái gì đó thôi (cười). Cái này sẽ cốgắng sửa chữa, năm 34 tuổi, lấy được lấy vợ rồi, có lẽ sẽ tự chấm cho mình lên9,5 - 9,5 - và 9,5…

- Xin cảm ơn Lê Anh!

Theo Lê Anh: Tôi không muốn “vịn tay” vào MC nữ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.