Nhận diện những “cá mập” buôn lậu vàng

Để che mắt thiên hạ, xóa tan mọi hoài nghi và đặc biệt là sự "dòm ngó" của lực lượng chống buôn lậu, Luân tự ngụy trang cho mình bằng cách xin phép chính quyền thị xã Châu Đốc cho mở tiệm cầm đồ và gia công phân kim vàng đặt tại nhà riêng mang tên Ngọc Anh.

Để che mắt thiênhạ, xóa tan mọi hoài nghi và đặc biệt là sự "dòm ngó" của lực lượng chống buônlậu, Luân tự ngụy trang cho mình bằng cách xin phép chính quyền thị xã Châu Đốccho mở tiệm cầm đồ và gia công phân kim vàng đặt tại nhà riêng mang tên NgọcAnh. Thực tế, tiệm vàng Ngọc Anh chẳng hoạt động gì đáng kể mà chủ yếu là đểphục vụ cho mục đích buôn lậu vàng của bản thân và của gia đình vợ.

Một buổi sáng giữa tháng 3/2010, tôi theo chânThượng tá Nguyễn Văn Nên, Trưởng Công an huyện Châu Thành vào Trại tạm giam -Công an tỉnh Tiền Giang. Anh là một người dày dạn, sắc sảo, đã từng đối mặt vớihàng loạt tên giang hồ cộm cán và buộc chúng phải khuất phục. Gần như hết cảbuổi sáng hôm đó, anh thẩm vấn bị can Tuyết Vân. Chị ta đã khai khá rõ chuyệnlàm ăn phi pháp của mình.

Tuyết Vân còn có tên gọi khác là Út Vân. Quê gốcở Tịnh Biên (An Giang) nhưng do hoàn cảnh gia đình nghèo, cha mất sớm nên Vânchỉ học tới lớp 2 thì nghỉ. Sau đó, Vân theo mẹ về thị xã biên giới Châu Đốcsinh sống, rồi lấy chồng năm mới 17 tuổi.

Nhận diện những “cá mập” buôn lậu vàng
Thực hiện lệnh khám xét chiếc xe vận chuyển vàng lậu.

Anh rể của Vân chính là bị can Nguyễn Ngọc Luân.Luân là dân Phù Mỹ (Bình Định). Nhà nghèo, đông anh em, Luân cũng cố gắng họcnhưng chỉ được tới lớp 9 thì chịu cảnh dang dở. Năm 18 tuổi, Luân rời nơi chônnhau cắt rốn vào xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) sống bằng nghề làm rẫy.

Sau khi lập gia đình với Nguyễn Thị Điệp (chị củaTuyết Vân) vào khoảng giữa thập niên 80 thế kỷ XX, Luân theo về quê vợ ở thị xãChâu Đốc (An Giang) tá túc. Nhẩm đi nhẩm lại, cuộc đời của Luân cũng lênh đênh.Sống bám bên vợ, Luân mang nỗi mặc cảm nên hễ việc gì có tiền là Luân nhận làm.Người dân Châu Đốc từng nhớ Luân có thời gian dài làm nghề phụ xe tải. Tuynhiên, thấy không "ngóc đầu" nổi, Luân quyết định chuyển qua học và làm nghề thợbạc, gia công phân kim.

Đây cũng chính là thời gian Luân tiếp xúc với mộtlượng vàng bạc lớn của những "đại gia" chuyên kinh doanh lậu ở An Giang và khuvực lân cận. Những hôm đi làm về thủi thủi một mình mệt nhừ, Luân ước một ngàynào đó sẽ biến thành ông chủ giàu có. Vậy là cùng với một số người quen bên nhàvợ cũng có cùng ước mơ sẽ trở thành "tỷ phú", lại có "thâm niên" về buôn lậuvàng, Luân nhanh chóng trở thành tay "săn vàng" xuyên biên giới Việt Nam -Campuchia.

Nhận diện những “cá mập” buôn lậu vàng
4 "cá mập": Nguyễn Thị Tuyết Vân, Nguyễn Ngọc Luân, Phạm Tùng Nguyên và Tiêu Khai Phến.

Để che mắt thiên hạ, xóa tan mọi hoài nghi và đặcbiệt là sự "dòm ngó" của lực lượng chống buôn lậu, Luân tự ngụy trang cho mìnhbằng cách xin phép chính quyền thị xã Châu Đốc cho mở tiệm cầm đồ và gia côngphân kim vàng đặt tại nhà riêng mang tên Ngọc Anh. Thực tế, tiệm vàng Ngọc Anhchẳng hoạt động gì đáng kể mà chủ yếu là để phục vụ cho mục đích buôn lậu vàngcủa bản thân và của gia đình vợ.

"Đi đêm có ngày gặp ma" cả Luân, em vợ là Vân vànhiều người trong gia đình này đều biết điều đó nhưng nói như lời khai của Vân"lỡ leo lên lưng cọp rồi". Thế là một ngày của tháng 2/1998, Võ Thị Phụng (em bàcon với Vân) khi đang vận chuyển 5kg vàng thỏi từ thị xã Châu Đốc về TP HCM tiêuthụ thì bị tóm.

Và từ lời khai của Phụng, cơ quan điều tra Côngan An Giang đã lần ra vợ chồng Luân cùng chị vợ, em vợ Luân là Nguyễn Thị Vững,Nguyễn Thị Tuyết Vân và Nguyễn Ngọc Dũng (cháu ruột Luân) để điều tra làm rõ vềtội buôn lậu. Bị bắt giam gần hai năm, sau khi được tha, Luân lại lao vào conđường cũ. Rủng rỉnh tiền của nhờ làm ăn bất chính, Luân tậu được căn nhà mặttiền đường Lý Tự Trọng, thuộc trung tâm quận 1, TP HCM hiện có giá hàng nghìnlượng vàng. Tuyết Vân cũng "đua" không kém anh rể bằng việc mua căn nhà trênđường Trang Tử, quận 6, TP HCM để tiện bề "làm ăn".

Ngày 18/2 (tức mùng 5 Tết Canh Dần), khám xét tạinơi ở và làm ăn của Tiêu Khai Phến và Phạm Tùng Nguyên - hai đối tượng chuyêntiêu thụ vàng lậu do "trùm" Luân và Vân chuyển lên, Cơ quan điều tra đã pháthiện nhiều tang vật quan trọng có liên quan đến số vàng lậu kếch xù. Tại nơi ởcủa Nguyên, cơ quan CSĐT phát hiện và tạm giữ 282 lượng vàng (hơn 10kg) và hơn1,6 tỷ đồng.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, Phến và Nguyênlà hai "nhân vật" giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đường dây buôn lậu. Phếnvà Nguyên quen với Luân trong một buổi tiệc được tổ chức linh đình với sự có mặtcủa nhiều "đại gia" trong giới kinh doanh vàng bạc đá quý tại TP HCM. Từ buổitiệc này, Luân kết thân với Phến và Nguyên, sau đó mở rộng mối quan hệ làm ăn.

Lãnh đạo Ban chuyên án cho tôi biết, cả bộ tứ:Luân, Vân, Nguyên và Phến đến thời điểm này vẫn tỏ ra chưa thật thà khai báo.

Còn nhóm 4 bị can tham gia vận chuyển, bị pháthiện, bắt giữ lúc 0h30" ngày 4/2, gồm Trần Phi Toàn (29 tuổi, ngụ xã Vĩnh Ngươn,thị xã Châu Đốc), Lê Văn Don (51 tuổi, xã Phú Vĩnh, Tân Châu, An Giang), NguyễnVăn Lợi (31 tuổi, xã Vĩnh Bình, Châu Thành, An Giang) và Hồng Đức Sanh (60 tuổi,ngụ xã Khánh Hòa, Châu Phú, An Giang) khai báo có phần đáng tin hơn.

Theo họ, để được "trùm" Luân, Vân tin cậy, giaođi làm "nhiệm vụ" thường xuyên, phải hội đủ các điều kiện: thân tín, trungthành, kín miệng, biết vâng lời và đặc biệt là không có máu tham lam khi thấyđến vàng ký. Don kể, bản thân anh ta có mối quan hệ bà con với phía bên vợ củaLuân. Còn Sanh thì ở gần nhà Vân, hai người quen biết, hiểu rõ nhau đã mấy chụcnăm. Lợi là con rể của ông Phương (thông gia với Vân)…

Hồng Đức Sanh khai, có tháng đã tham gia vậnchuyển vàng lậu cho Vân gần 30 chuyến (có ngày 2 chuyến). Don thì thú thật:Những hôm đi ít, chừng 5-7kg thì đón xe đò đi. Hôm nào kha khá thì thuê hẳnchiếc ôtô để đi. Thường đi từ Châu Đốc lên tới TP HCM mất 6 tiếng đồng hồ nênDon phải "canh me". Miễn sao lên tới Sài Gòn khoảng 7h30" sáng là vừa. Tới nơiDon gọi điện cho ông Phến nhận. Phến bó tiền thành cục, quấn băng keo bên ngoàiđưa Don mang về".            

Thượng tá Nguyễn Văn Nên kể thêm, việc các "trùm"Luân, Vân, Nguyên và Phến không trực tiếp đứng ra vận chuyển số vàng lậu cũng làthể hiện phương thức, thủ đoạn tinh vi của đường dây buôn lậu này. Đã vậy, đốivới những chuyến buôn lậu với số lượng lớn, bọn chúng thuê nhiều xe ôtô để vậnchuyển. Chúng còn thay đổi tuyến đường vận chuyển, và không ít lần, giữa đường,chúng sang "hàng" qua xe khác. Nhưng dù mưu mô sảo quyệt thế nào, cuối cùngchúng cũng phải sa lưới pháp luật.

Theo Binh Huyền
 
Nhận diện những “cá mập” buôn lậu vàng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.