Sống ảo và tội ác trong đời thực

Cùng với số trường hợp phạm tội nghiêm trọng ở lứa tuổi thanh thiếu niên của Trung Quốc ngày càng gia tăng, nhiều chuyên gia tâm lý học tội phạm cũng đi tìm những nguyên nhân mới phát sinh.

Cùngvới số trường hợp phạm tội nghiêm trọng ở lứa tuổi thanh thiếu niên của TrungQuốc ngày càng gia tăng, nhiều chuyên gia tâm lý học tội phạm cũng đi tìm nhữngnguyên nhân mới phát sinh. Một trong những nguyên nhân đó là do những tình tiếtcủa cuộc sống ảo bị đưa vào hiện thực, nói cách khác do lẫn lộn giữa trò chơi vàthực tại một cách vô thức mà dẫn đến phạm tội.

Những game thủ trở thành sát thủ

Ngày15-3-2008, Công an huyện Vũ Bình, Phúc Kiến nhận được tin báo Tiểu Bằng (tênnhân vật đã thay đổi), nữ sinh lớp 12 trường Trung học Thực nghiệm mất tích.Ngày hôm sau, cảnh sát tìm thấy một mảnh thi thể Tiểu Bằng trong một nhà nghỉcách trường không xa. Với các bằng chứng thu thập được, cảnh sát bắt giữ nghiphạm chính Tiểu Chung, bạn cùng lớp và là “người hâm mộ” của nạn nhân.

TiểuBằng, sinh năm 1992, vừa học giỏi lại xinh xắn nên được cả giáo viên và bạn họcquý mến. Ngày 15-3, Tiểu Chung rủ Tiểu Bằng ra ngoại ô chơi, song vì nhiều lầnmà vẫn bị từ chối nên đem chuyện tự sát ra đe dọa, khiến Tiểu Bằng buộc phảinhận lời. Tối hôm đó, sau khi đi chơi vài vòng, Tiểu Chung nói dối đưa Tiểu Bằngđến một nhà nghỉ ở trung tâm huyện gặp một người bạn. Khi lên tới phòng nghỉtầng 4, Tiểu Chung đề nghị Tiểu Bằng cho quan hệ tình dục nhưng bị từ chối quyếtliệt. Trong khi hai bên đang giằng co, Tiểu Chung dùng tay bóp cổ Tiểu Bằng đếnchết. Đêm ấy, Tiểu Chung không bỏ đi mà ngủ lại trong phòng, đến sáng hôm sau rachợ mua một con dao và túi nilon, chặt xác Tiểu Bằng thành nhiều mảnh nhỏ, góimang đi thủ tiêu.

TiểuChung sinh ra trong một gia đình khá giả, bố mẹ có thu nhập ổn định. Bìnhthường, Tiểu Chung không thích làm gì, chỉ hay trốn ra quán internet chơi game.Những trò chơi đầy bạo lực dường như đã ăn sâu vào đầu tên sát nhân vị thànhniên, trong nhật ký của Tiểu Chung, cảnh sát tìm thấy những đoạn mô tả rùng rợnvề giết người phân thây. Trước khi ra tay, Tiểu Chung từng viết trong nhật ký,nói “thích thú niềm khoái cảm của việc giết chết người mình yêu quý” và nhắc lạinhiều lần “việc phân thây trong trò chơi trực tuyến có thể chia thêm nhiều mảnhnữa”.

Ngày12-7-2009, Vương Anh, 19 tuổi, nhân viên phục vụ một quán cà phê ở Đường Cô,Thiên Tân bị sát hại dã man ngay trên đường phố. Ngay sau đó, cảnh sát bắt giữhung thủ Cao Thiết, 21 tuổi, một thanh niên người địa phương. Theo lời khai củaCao Thiết, hắn ta bắt đầu nghiện game từ khi vào trung học, vì game mà bỏ lỡviệc thi đại học. Hàng ngày, Cao Thiết chỉ vùi đầu vào máy tính. Cuối tháng 6,hắn bị bố mẹ đánh mắng vì chuyện chơi game nên bỏ nhà ra đi, đến quán net ởĐường Cô ăn ngủ luôn tại đó để chơi game. Khi tiêu hết tiền, hắn nghĩ đến chuyệnđi cướp tài sản. Cao Thiết cho biết, khi đối mặt với nạn nhân, trong đầu hắnhiện lên những pha “anh hùng đánh quái thú” trong trò chơi và cảm thấy mình làkẻ mạnh nên không sợ bất cứ ai.Vì Vương Anh không chịu đưa tiền và điện thoại diđộng, Cao Thiết đã dùng dao đâm chết cô ngay giữa đường, sau đó mang những thứcướp được đi bán lấy hơn 200NDT. Với số tiền này, hắn tiếp tục đến một quán“net”, ngồi chơi game tiếp.

Gần đâyhơn, tháng 11-2009, Công an huyện Lễ, tỉnh Cam Túc bắt được anh em ruột TrươngVũ, Trương Văn, 2 nghi phạm giết người cướp taxi mới 18 và 15 tuổi. Vốn nghiệngame trực truyến nên cả 2 anh em đã bỏ học từ lâu, ngày ngày vùi đầu trong quánnet. Mỗi lần bị bố phát hiện, Trương Văn và Trương Vũ đều nhận được những trậnđòn khủng khiếp, song điều ấy lại càng khiến chúng say mê game hơn vì trong mỗitrò chơi, chúng đều “tự quyết định được số mệnh của mình và người khác”. Để cótiền “nuôi” những trò chơi ấy, Trương Vũ rủ em đi cướp taxi. Chỉ cần áp dụngnhững gì thực hiện trong game hàng ngày, chúng giết chết người lái taxi và cướpđược chiếc xe một cách dễ dàng.

Nhân tố phát sinh tội phạm

Điềukhiến dư luận cảm thấy lo ngại là những kẻ sát nhân máu lạnh ấy vốn chưa từng cótiền án, tiền sự, thậm chí sinh ra trong một gia đình khá tốt. Có thể khẳngđịnh, nguyên nhân dẫn đến những tội ác ấy là sự mê đắm game bạo lực khiến họkhông nhận thức được sự khác nhau giữa thế giới ảo và cuộc sống thực bên ngoài.Nhất là hiện nay, chỉ cần truy cập mạng, chúng ta đều có thể bắt gặp những câugiới thiệu về game bạo lực như “Chúng ta giết người nào!”. Ngoài đời thật bạn cóthể chỉ là một người bình thường, nhưng trong game bạn dễ dàng trở thành một vịanh hùng, trở thành siêu nhân, thậm chí trở thành... tội phạm mà không hề bị bắt(trò GTA, St’ Row,...). Game tạo nên một “thế giới ảo” hầu như không có giớihạn, điều này hấp dẫn người chơi vô cùng, đồng thời gây ra những tác hại khôngthể nào lường hết.

Đại đứcLý Tịnh, Học viện Phật giáo Trung Quốc phân tích, tuy “trò chơi giết người”không giống với việc giết người trong đời sống thực, nhưng việc nó cám dỗ và làmtổn thương đến mặt tâm lý của con người thì không thể xem thường, nhất là khiếnngười chơi dễ bị lẫn lộn giữa trò chơi và cuộc sống một cách vô thức. Bản thântrò chơi không tồn tại vấn đề phạm tội, nhưng nếu các trò chơi bạo lực khiến conngười mất đi lý trí, gây ra những thiếu hụt về tâm lý dẫn đến hành vi ngược vớiđạo đức xã hội, thì trò chơi trở thành nhân tố phát sinh tội phạm. Chính vì vậy,con người không thể xem nhẹ những nguy cơ tiềm ẩn mà “thế giới ảo” mang lại. Cầncó biện pháp ngăn ngừa, không để con người mê đắm vào trò chơi.

Theoluật sư Trần Húc, Văn phòng luật Sơn Đông: “Rõ ràng một vài trò chơi trực tuyến,nhất là những trò chơi mang tính bạo lực có sức phá hoại rất lớn đối với nhâncách và tâm lý con người, nó khiến tâm lý con người lệch lạc và thiếu lành mạnh.Không nhất thiết phải “bài trừ” hay “xóa sổ” game, vì nó không phải không có mặttích cực. Nhà chức trách cần quản lý chặt hơn về nội dung một số trò chơi, dầndần loại bỏ game “lậu”, không có bản quyền. Áp dụng chế độ thực danh trêninternet để quản lý tốt hơn người chơi. Cần có sự thay đổi trong các quy địnhquản lý game đối với cả nhà phát hành và người chơi để không cho phép người chơichơi vượt quá giới hạn cho phép”.

Cáchtốt nhất vẫn là sự quản lý giáo dục của gia đình. Nếu cha mẹ quan tâm, chú ý đếnsinh hoạt của con cái, ngăn chặn ngay từ đầu thì hoàn toàn có thể tránh đượctrường hợp con cái bị game chi phối. Ngay cả khi con cái bắt đầu mắc “nghiệngame”, nếu như có những cách thức ứng xử và quản lý phù hợp với tâm lý lứa tuổi,cha mẹ vẫn có thể giúp con tránh xa những nguy cơ xấu. Việc thường xuyên địnhhướng, trao đổi của cha mẹ sẽ giúp con cái nhận thức và phân biệt được giữa gamevới đời sống thực - Trịnh Công Minh, chuyên gia giáo dục tâm lý, Trùng Khánh chobiết.   

Sống ảo và tội ác trong đời thực

Vụ án xác chết không đầu trên tầng thượng chung cư ở Hà Nội đã làm xôn xao dư luận suốt mấy ngày qua. Theo điều tra của Công an Hà Nội, “sát thủ  sau cặp kính trắng” Nguyễn Đức Nghĩa cũng là một người nghiện game trực tuyến khá nặng. Chi tiết này khiến nhiều người cảm thấy lo ngại hơn về kiểu sống “ảo” của tầng lớp thanh thiếu niên và cả sự phát triển tràn lan của các trò chơi bạo lực. Tội ác nghiêm trọng nhất có thể phát sinh từ đó.

Theo Bảo Trâm
Sống ảo và tội ác trong đời thực


 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.