Chương trình tệ nên khán giả... "lướt sóng"

“Hầu như chương trình truyền hình nào tôi cũng xem, nhưng xem hết thì không. Những chương trình tôi hay chuyển kênh nhất luôn là chương trình ca nhạc” Nhạc sĩ Huy Tuấn cho biết.

“Hầu như chương trình truyềnhình nào tôi cũng xem, nhưng xem hết thì không. Những chương trình tôi haychuyển kênh nhất luôn là chương trình ca nhạc” - Nhạc sĩ Huy Tuấn cho biết.

- Phải nói thẳng là chương trình ca nhạc “xem được” trên TV rất hiếm. Lý do thìnhiều lắm nhưng tựu chung là sự cẩu thả thấy rõ từ việc biên tập, thái độ của casĩ tham gia cho đến sự chăm chút, đầu tư của người có quyền ban phát thời lượngphát sóng. Vậy nên khán giả cũng chỉ xem những chương trình như thế với thái độ“lướt sóng”.

Chương trình tệ nên khán giả... "lướt sóng"

Phi Thanh Vân biểu diễn bài hát Da nâu "trứ danh" trên VTV1

Chẳng nơi nào trên thế giới lạihoang phí sóng dành cho ca nhạc như ở ta và cái gì nhiều quá thì bao giờ cũng bịngán. Trước đây chữ “trực tiếp” luôn làm người xem phải xốn xang vì sự sangtrọng và là một dấu hiệu đặc biệt thì giờ đây “trực tiếp” đã bị tầm thường hóa.

Sự tràn lan của show ca nhạc trên truyền hình là một trong những nguyên nhânchính làm tổn hại đến thị trường ca nhạc. Xuất hiện trên đủ kiểu chương trìnhkhác nhau thì ca sĩ khó tránh khỏi nhợt nhạt về hình ảnh, theo cả nghĩa đen lẫnnghĩa bóng.

Cùng với đó, nhạc công cùng cácban nhạc “thất nghiệp”, hát nhép “lên ngôi”, công chúng no nê ngồi ì trong nhàchẳng muốn ra ngoài xem và thưởng thức, live show không bán được vé, lỗ nênngười ta không đầu tư cho nhiều, ca sĩ kêu trời, run sợ…

Thế nhưng, ca sĩ muốn giữ hìnhảnh của mình trong thì lại phải lên truyền hình! Nhưng với tần số phủ sóng củaca sĩ trên truyền hình như vậy thì chính họ đã tự đánh mất sự lung linh củamình. Đáng lẽ họ phải dành những điều đặc biệt cho khán giả khi thưởng thức trựctiếp các live show. Cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn.

- Vì cái vòng luẩn quẩn đãthành quen từ nhiều năm nay nên nhiều người vẫn nghĩ âm nhạc trên truyền hìnhchính là bộ mặt của âm nhạc Việt Nam và chỉ cần thưởng thức trên truyền hình làđủ. Giống như việc đọc tin tức trên mặt báo là đã tham gia hay hiểu về hoạt độngvăn hóa - nghệ thuật nước nhà. Theo anh, điều đó có đúng thực tế?

Chương trình tệ nên khán giả... "lướt sóng"
Vũ Hà - một nhân vật của “Thảm họa V-pop” (trái) và Lê Kiều Như
 thể hiện ca khúc Đừng yêu em trên chương trình Sức sống mới

- Thưởng thức âm nhạc thực thụ chỉ nên đến các live show nhưng không phải aicũng có điều kiện thưởng thức theo cách đó nên chúng ta mới có các chương trìnhca nhạc trên truyền hình và cũng từ đây nảy sinh ra bao vấn đề, trong đó có quanniệm như bạn nói.

Với sức ép phải có cái gì để lấp đầy sóng thì chỉ còn mỗi cách là có cái gì thìphát cái đó. Nhưng hãy nhớ, đó chỉ là bức tranh phản ánh về âm nhạc của truyềnhình, không phải bộ mặt của âm nhạc hiện nay.

Các nghệ sĩ nên biết tự bảo vệmình bằng cách lên sóng một cách chọn lọc. Lên truyền hình nhiều có thể là condao hai lưỡi, nó có thể cho các bạn cảm giác rằng mình đang “hot”, đang được phủsóng khắp nơi nhưng đó cũng là cách bạn hạ nhiệt hình ảnh của mình trong lòngcông chúng, mất hình - mất cả tiếng một cách nhanh chóng.

“Ít mà nhiều” chính là chìa khóadành cho tất cả những nhà quản lý sóng, những biên tập âm nhạc và các nghệ sĩ đểcó những chương trình có chất lượng.

Theo Thể thao Văn hóa



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.