Vietnam’s Got Talent: Cuộc thi của những kẻ sính ngoại?

Nhiều thí sinh trở thành hiện tượng của Vietnam’s Got Talent lại chuyên thể hiện nhạc ngoại, phải chăng họ "sính" ngoại hay nhạc Việt chưa đủ tầm?

Nhiều thí sinh trởthành hiện tượng của Vietnam’s Got Talent lại chuyên thể hiện nhạc ngoại,phải chăng họ "sính" ngoại hay nhạc Việt chưa đủ tầm?



Nhiều bài nhạc ngoại làm chao đảo cộng đồng mạng
 
 Nhìn lại cuộc thi Vietnam’s Got Talent mùa đầu tiên, khán giả dễdàng nhận thấy các hiện tượng làm chao đảo cộng đồng mạng đa số là những thísinh hát nhạc ngoại. Có những show, hầu như tất cả các tiết mục hát đều dùngtiếng Anh, chỉ có một hai bài tiếng Việt.
 
 Trong 14 thí sinh tài năng của vòng chung kết, những gương mặt ca hát từngtrở thành hiện tượng của cộng đồng mạng như: Võ TrọngPhúc, Nguyễn Phương Anh, Vũ Đình Tri Giao… đều hát nhạc ngoại bằng tiếng Anh chứ không phảinhạc Việt. Vì sao họ chọn hát nhạc ngoại?

Vietnam’s Got Talent: Cuộc thi của những kẻ sính ngoại?

Tri Giao

Nhỏ tuổi nhất nhưng có năng khiếu hát nhạc ngoại là Vũ Đình Tri Giao. Côbé 9 tuổi sinh ra tại Singapore mới về ViệtNam được 2 năm và đang theo học tại một trường quốc tế ở TP.HCM có vốntiếng Anh đáng nể.

Từ vòng loại đến chung kếtcuộc thi, Tri Giao luôn thể hiện các ca khúc nhạc ngoại bằng tiếng Anh như:You raise me up, When you believe… với chất giọng và hình ảnh trongsáng đã chinh phục BGK và khán giả.

Không được sinh ra và lớn lên trong môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh nhưTri Giao nhưng cô bé 16 tuổi Nguyễn Phương Anh cũng là một học sinh giỏitiếng Anh và tiếng Đức của lớp 10 trường THPT Việt Đức (Hà Nội). Tham giaVietnam’s Got Talent, Phương Anh đã làm hàng triệu trái tim thổnthức ngay từ vòng loại với ca khúc Let’s dance.

Ngoài giọng hát, Phương Anh chinh phục khán giả bằng nghị lực của một cô béxương thủy tinh. Không thể đứng vững bằng đôi chân của mình nhưng cô bé cóniềm tin yêu cuộc sống mãnh liệt đã truyền cảm hứng đó cho tất cả khán giả.Không có mặt trong Top 4 tranh ngôi nhưng có lẽ, Phương Anh là một trongnhững thí sinh đã để lại cho khán giả nhiều ấn tượng nhất khi đã viết nênmột câu chuyện cổ tích.
 

Vietnam’s Got Talent: Cuộc thi của những kẻ sính ngoại?
Phương Anh

Cũng nổi tiếng ngay từvòng loại với ca khúc nổi tiếng Home của nam danh caMichael Bublé, thầy giáo dạy tiếng Anh VõTrọng Phúc trở thành hiện tượng làm chao đảo cộng đồng mạng. Với vẻ điểntrai, giọng hát quyến rũ, Võ Trọng Phúc tiếp tục với những ca khúc âmhưởng nhạc đồng quê như You’re beautiful của James Blunt và tiến thẳng vào Top 4 chung kết tranh ngôi.

Cậu bé 13 tuổi Vũ Song Vũcũng là một hiện tượng của cộng đồng mạng với ca khúc nổi tiếng trong phimTitanic - My heart will go on trước khi tham gia cuộc thivà ca khúc này được trình bày lại tại vòng loại cũng khiến khán giả phát sốtvà giám khảo Thúy Hạnh bật khóc.

Tuy nhiên, khác với các hiện tượng kể trên, trong vòng bán kết và chung kết,Vũ Song Vũ cũng thể hiện khả năng hát nhạc Việt khá tốt với các ca khúc Bà tôi, Mái đình làng biển.

Nhạc Việt chưa đủ tầm?

Có thể nói những giọng hát nổi bật được chú ý trong Vietnam’s Got Talentnhư đã nói trên đã gây ấn tượng với khán giả bằng những bài hát ngoại quốc.Phải chăng vì họ đa số là những người giỏi ngoại ngữ nên họ chọn bài hátngoại quốc? Hay với vốn ngoại ngữ khá thành thạo đã giúp họ khám phá và thểhiện những ca khúc ngoại quốc có giá trị nghệ thuật?

Vietnam’s Got Talent: Cuộc thi của những kẻ sính ngoại?
Võ Trọng Phúc

Những ca khúc mà các thísinh này đã thể hiện như Home, My heart will go on, You’re beautiful, Let’s dance, You raise me up, When you believe ... đa số là nhữngca khúc nổi tiếng và được nhiều danh ca thế giới từng trình diễn. Đây lànhững ca khúc với giai điệu đẹp, cảm xúc sâu lắng. Và có lẽ, chính nhữngca khúc này cùng với giọng hát khá truyền cảm đã tạo nên hiệu quả lớncủa một tác phẩm được trình diễn đã giúp các thí sinh này ghi điểm tronglòng khán giả.

Có thể nói, ca khúc được chọnbiểu diễn là một yếu tố khá quan trọng trong việc chinh phục công chúng. Vàvấn đề đặt ra là: có phải sự thiếu vắng những ca khúc của thị trường âm nhạcViệt trong cuộc thi là bởi nó không có giai điệu đẹp, không nhiều cảm xúc,khó giúp cho một giọng ca có thể thăng hoa?

Thí sinh Võ Trọng Phúc đã thường hát ở các quán bar là điểm đến của ngườinước ngoài tại TP.HCM gần 4 năm nay thì cho biết: “Có rất nhiều bài đểlựa chọn nhưng đây là những bài mình cảm thấy có nhiều cảm xúc nhất vào thờiđiểm đó. Phúc theo dòng nhạc country, cảm thấy các bản nhạc này hay nêncover lại. Phúc thấy mình thể hiện các bài nhạc Việt không được mặn mà nhưcác bài hát tiếng Anh. Có lẽ Phúc hát nhạc Anh, Mỹ quen rồi”.

Còn ca sĩ Hồ Trung Dũng, người đã từng trình diễnnhiều bản nhạc ngoại cho biết: “Về thăng hoa thì quan trọng là mình cócảm được bài hát hay không. Đối với Dũng, những bài tiếng Việt có chiều sâumình mới có nhiều đất để khai thác còn tiếng Anh, Dũng thích những bài cónhiều chỗ để mình phiêu.

Mỗi loại nhạc có một nét riêng. Tiếng Anh hát thoải mái hơn vì nó khôngbị ràng buộc bởi dấu giọng, nghệ sỹ có thể thăng hoa trong giọng hát theonhiều cách xử lý khác nhau. Còn tiếng Việt của mình thì có dấu giọng nêngiới hạn của sự phiêu, sáng tạo cũng hạn hẹp hơn.  Ca khúc nhạc ngoại cũngthường có những chỗ để mình tự do thoải mái phiêu theo cảm xúc. Số lượngnhững bài nhạc ngoại hay lại rất nhiều”.

Vietnam’s Got Talent: Cuộc thi của những kẻ sính ngoại?

Hương Thảo

Theo Hồ Trung Dũng, khônghẳn ai hát nhạc ngoại cũng đều “sính” ngoại: “Dũng thích nhất hátnhạc jazz mà nhạc jazz tiếng Anh từ trước đến giờ phát triển rất mạnhrồi nhưng tiếng Việt hầu như chưa có. Vì vậy, đối với nhạc Jazz, Dũngluôn hát tiếng Anh.

Nhạc kịch Opera mà hát tiếng Việt thì cũng không có bài để hát vì nó rấtít. Thực ra, có một số nhạc sỹ Việt Nam sáng tác theo âm hưởng thínhphòng họ cũng thành công. Nhưng Opera, thính phòng thì hát bằng tiếngAnh và tiếng Ý là hay nhất”.


Nói về hiện tượng nhiều giọng hát cover những bản nhạc nổi tiếng thếgiới làm chao đảo cộng đồng mạng hiện nay, Hồ Trung Dũng nhìn nhận: “không chỉ riêng gì ở Việt Nam mà trên thế giới có rất nhiều. Có thể lànhạc rock, hip-hop, dance, R&B… và sau đó được làm mềm hóa lại bằngacoustic hoặc một cây guitar thì nó sẽ rất mộc mạc so với bản gốc. Cáicông của người hát nhạc gốc đã làm cho bài hát nổi tiếng sẵn rồi. Khinghe cover lại tuy có khác lạ, nhưng người nghe sẽ cảm thụ rất nhanh nêndễ có hiệu ứng số đông. Và ở Việt Nam mình, hát tiếng Anh hay đến mấythì cũng phải hát tiếng Việt, bởi đa số người Việt Nam mình vẫn thíchnghe tiếng Việt hơn”.

Vietnam’s Got Talent: Cuộc thi của những kẻ sính ngoại?

Ca sĩ Hồ Trung Dũng

Trở lại cuộc thi Vietnam’s Got Talent, trường hợp với thí sinh Hương Thảo, cô cũng thăng hoa với những trích đoạn nhạc kịchBroadway. Phải chăng cái “tầm” những tác phẩm nổi tiếng này cũnggiúp Hương Thảo có điều kiện để phô bày khả năng giọng hát và diễn xuấtcủa mình?

Có ý kiến cho rằng, nếu đã nghe nhạc ngoại thì không muốn nghe nhạc ViệtNam nữa, phải chăng họ vọng ngoại, không có tình yêu với văn hóa dân tộchay vì “gu” của nhạc Việt và nhạc ngoại quá khác biệt không thể dunghòa? Nhưng thực tế qua cuộc thi Vietnam’s Got Talent, những thí sinh tạmgọi là có tâm hồn mẫn cảm đều chọn nhạc ngoại quốc để thể hiện. Đó cũnglà điều đáng để cho chúng ta suy ngẫm về giá trị của những ca khúc đanglưu hành trên thị trường hiện nay.


Theo VTC



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.