3 loại gia vị trong nhà bếp tưởng chừng ít đường nhưng lại là thủ phạm gây tăng đường huyết

Có một số loại gia vị thường gặp trong đời sống hàng ngày, vị của chúng giúp món ăn thơm ngon hơn. Tuy nhiên ăn nhiều những loại gia vị này có thê khiến đường huyết tăng cao, kiến nghị ăn càng ít càng tốt.

Ngày nay, con người ngày càng chú trọng hơn đến việc giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế, nhiều người có những thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt dẫn đến các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường. Đặc biệt những người mắc bệnh tiểu đường trong những năm gần đây tăng khá cao. Đường huyết tăng cao trong thời gian dài, không những dẫn đế suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng,

Trường hợp điển hình: Cô Trương năm nay 40 tuổi, cô ở nhà mở shop bán hàng online, nhờ chăm chỉ nên việc kinh doanh của shop online ngày càng phát đạt, đơn hàng ngày càng nhiều, kéo theo đó là phải làm thêm giờ và thức khuya. Ba bữa trong ngày không cố định, đôi khi bận rộn, cô Trương không có thời gian uống nước hoặc đi vệ sinh, ăn uống thường là một vài chiếc bánh hấp ăn kèm với nước sốt cay. Bỗng một ngày cô Trương bị ngất xỉu tại nhà và được gia đình đưa đến bệnh viện để điều trị.

3 loại gia vị trong nhà bếp tưởng chừng ít đường nhưng lại là thủ phạm gây tăng đường huyết-1
Ảnh minh họa

Sau khi kiểm tra, hóa ra là do lượng đường trong máu cao, sau khi hỏi chồng của cô Trương thì được biết, cô Trương không thích ăn đồ ngọt, nhưng lại thích ăn nước sốt cay. Theo như lời chị kể thì ăn bún phở hay ăn thịt đều thích cho nước sốt cay ăn cùng. Nguyên nhân khiến đường huyết của cô tăng cao là do sử dụng nước sốt cay trong thời gian dài. Nước sốt cay rất dễ gây khó chịu cho đường ruột và dạ dày, ăn thường xuyên sẽ khiến chức năng đường ruột bị rối loạn, không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết. Để tăng mùi vị của nước sốt, trong quá trình sản xuất, nhà chế biến thường cho nhiều muối, điều này cũng sẽ gây ra lượng ion natri quá mức, sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Có thể nhiều người lo sợ tình trạng đường huyết cao nên sẽ chú ý đến việc ăn ít đường trong khẩu phần ăn hàng ngày, tuy nhiên lại không chú ý đến các loại gia vị. Bác sĩ nhắc nhở: Trên thực tế, thường xuyên ăn một số loại gia vị tưởng chừng như ít ngọt cũng có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến lượng đường trong máu cao.

3 loại gia vị trong nhà bếp có nguy cơ làm tăng đường huyết

1. Tương ớt

3 loại gia vị trong nhà bếp tưởng chừng ít đường nhưng lại là thủ phạm gây tăng đường huyết-2
Ảnh minh họa

Tương ớt là một loại gia vị khá đậm vị, đối với những ai thích ăn cay thì sẽ cảm thấy ngon vô cùng, có thể tăng cảm giác thèm ăn. Thế nhưng tương ớt rất cay, sẽ gây kích thích mạnh đến cơ thể của chúng ta. Ăn quá nhiều ớt có thể kích thích vị cay lên cổ họng và niêm mạc đường ruột, từ đó làm tăng huyết áp, tổn thương dây thần kinh, thậm chí làm rối loạn chức năng đường ruột, không kiểm soát được lượng đường huyết.

Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên cố gắng hạn chế ăn. Hơn nữa, trong tương ớt có chứa nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với những loại tương ớt không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

2. Dầu hào

3 loại gia vị trong nhà bếp tưởng chừng ít đường nhưng lại là thủ phạm gây tăng đường huyết-3
Ảnh minh họa

Dầu hào cũng là một loại gia vị được sử dụng phổ biến, dùng để xào rau và nấu canh sẽ giúp món ăn ngon hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dầu hào rất nhiều đường và muối không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết, người có đường huyết cao nên tránh, ăn càng ít càng tốt, một khi ăn quá nhiều thì lượng muối ăn vào sẽ vượt quá tiêu chuẩn và nó cũng có thể gây ra bệnh thận và huyết áp cao.

3. Bơ đậu phộng

3 loại gia vị trong nhà bếp tưởng chừng ít đường nhưng lại là thủ phạm gây tăng đường huyết-4
Ảnh minh họa


Bơ đậu phộng dùng để phết bánh mì, bánh hấp, giúp món ăn ngon hơn, tuy gọi là bơ đậu phộng nhưng không có nhiều đậu phộng, thay vào đó là rất nhiều đường và các loại gia vị, lượng chất béo cũng cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây đông máu và tăng đường huyết, dễ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não. Do đó khuyên những người có đường huyết cao không nên ăn.

Ngoài ra, bột ngọt (mì chính) cũng nên ăn ít. Vì thành phần chính của bột ngọt là natri glutamat nên nếu đun quá 120 độ C sẽ sinh ra chất độc hại, sau khi ăn vào khó đào thải ra khỏi cơ thể, nếu kết hợp với kẽm sẽ ảnh hưởng sự ổn định của lượng đường trong máu. Vì vậy khi xào nấu các bạn nên cho bột ngọt vào trước khi bắc nồi ra khỏi bếp, sau khi cho bột ngọt thì cho càng ít muối càng tốt.


Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/3-loai-gia-vi-trong-nha-bep-tuong-chung-it-duong-nhung-lai-la-thu-pham-gay-tang-duong-huyet-222021194231856004.htm

Bệnh tiểu đường


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.