7 bệnh do stress mà ra

Stress ảnh hưởng đến sức khỏe làm cơ thể trở nên yếu hơn, hệ miễn dịch kém đi khiến bạn dễ mắc bệnh, nó không chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý mà còn cả sinh lý, là nguyên nhân gốc rễ của nhiều bệnh mãn tính.

Stress ảnh hưởng đến sức khỏe làm cơ thể trở nên yếu hơn, hệ miễn dịch kém đi khiến bạn dễ mắc bệnh, nó không chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý mà còn cả sinh lý, là nguyên nhân gốc rễ của nhiều bệnh mãn tính.

Dưới đây là 7 tác hại của stress ảnh hưởng đến cơ thể bạn.

1. Đau nhức cơ bắp

Khi bạn đang bị căng thẳng, cơ bắp của bạn cũng trở nên căng thẳng hơn. Đây là một hành động phản xạ của cơ bắp phản ứng với stress. Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu và đau đầu, nhức mỏi cơ bắp. Thậm chí nếu stress lâu ngày còn khiến bạn mắc bệnh đau mãn tính, nó còn làm rối loạn cơ xương, teo cơ và căng cơ khi bạn bị căng thẳng quá mức.
 

2. Hen suyễn

Căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của bạn, trong suốt thời gian căng thẳng, phản ứng tự nhiên của cơ thể là hít thở cảm thấy khó khăn hơn. Đối với những người mắc bệnh khí thũng hoặc bệnh phổi, stress sẽ dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp như hen xuyễn, lên cơn hen và khiến bệnh hen trở nên nặng hơn. Khi không khí đi qua mũi và phổi bị co thắt làm bạn khó hít thở dễ dẫn đến cơn hoảng loạn.

3. Bệnh tim

Khi căng thẳng lên cao, các hoóc-môn stress là adrenaline, cortisol và noradrenaline sản sinh nhanh trong cơ thể. Kết quả của sự gia tăng đột ngột này khiến trái tim bạn phải làm việc nặng nhọc hơn, rất nhiều máu được bơm về cũng một lúc và huyết áp tăng lên nhanh chóng. Khi cơn stress trôi qua, cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường. Nếu bạn bị stress kéo dài liên tục và lặp đi lặp lại có thể dẫn đến bệnh huyết áp, bệnh tim mạch, đặc biệt là ở phụ nữ sau khi mãn kinh có nội tiết tố estrogen thấp hơn, do đó dễ bị rối loạn tim mạch hơn.

4. Bệnh tiểu đường

Một số hoóc-môn stress như cortisol và epinephrine sẽ kích thích gan sản sinh nhiều đường hơn, để cung cấp năng lượng đối phó với sự căng thẳng, nhất là trong những tình huống khẩn cấp. Nhưng chủ yếu đường này không được sử dụng và sau đó cơ thể sẽ hấp thu lại đường vào trong máu. Nếu bạn thường xuyên bị stress đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu sẽ tăng lên đáng kể và gây hại cho cơ thể, dẫn đến mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhất là đối với những người bị bệnh béo phì hoặc đường huyết cao là những người dễ bị tổn thương và dễ mắc bệnh tiểu đường hơn so với những người khác.

5. Ợ nóng

Ợ nóng chủ yếu là do trào ngược axit trong dạ dày, là một dạng rối loạn tiêu hóa liên quan đến việc ăn quá nhiều. Khi bị căng thẳng, cơ thể có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường, thậm chí bạn có thể lên cơn thèm thuốc lá và uống nhiều rượu dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit.

6. Chứng khó tiêu

Trong suốt thời gian bị stress, dạ dày có thể hoạt động một cách kỳ lạ và thậm chí cảm giác rất nhỏ thôi trong dạ dày cũng được bộ não “quét qua” và nhấn mạnh nó. Do đó bạn sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc đau dạ dày. Khó tiêu là hậu quả trong việc căng thẳng kéo dài, sự hấp thu các chất dinh dưỡng của đường ruột bị ảnh hưởng và việc đại tiện trở nên bất thường, bạn có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy.

7. Sức khỏe sinh sản

Căng thẳng kéo dài còn ảnh hưởng đến chu kỳ nguyệt san của phái nữ, nó dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng, mệt mỏi, các triệu chứng tiền kinh nguyệt như thay đổi tâm trạng, chuột rút, giữ nước và đầy hơi. Nó cũng có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến đời sống chăn gối của hai vợ chồng.
 
Theo Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.