Ám ảnh bóng đè

Đang ngủ, bỗng bạn cảm thấy có bóng đen đổ ập lên người khiến toàn thân không cử động được.

Nhiều người bị bóng đè, khi đang ngủ nhưng không biết nguyên nhân. Hiện tượng này có thể xảy ra khi bạn ngủ vào ban ngày và ban đêm.

Lúc bị bóng đè, bạn có cảm giác mình rất tỉnh táo và la lên kêu cứu, nhưng hai hàm cứng như đóng băng, tay chân nặng trịch, không thể nhúc nhích được. Đúng lúc cảm thấy mình kiệt sức, bạn tỉnh dậy và cái bóng kia hoàn toàn biến mất. Lý giải về hiện tượng này, có rất nhiều giả thuyết.

Thực hư về hiện tượng bóng đè

Một số người lớn tuổi lý giải hiện tượng bóng đè với con cháu thế này: "Ban ngày, con không được giẫm lên bóng người khác hay để người khác giẫm lên bóng mình, bởi vì đêm đến, cái bóng thù sẽ làm khổ mình đấy".

Ngoài lý giải trên, có cụ còn bảo những tượng bóng đè không phải là chuyện ma quỷ. Hiện tượng này có thể giải thích một cách có căn cứ khoa học.

Giấc ngủ thường bao gồm 2 giai đoạn sinh lý:

Giai đoạn ngủ không có hiện tượng mắt chuyển động nhanh (NREM) chiếm 75% toàn bộ giấc ngủ. Trong giai đoạn này, phần lớn các chức năng sinh lý giảm rõ rệt so với tình trạng thức bình thường, giấc ngủ tương đối yên bình.

Giai đoạn ngủ có hiện tượng mắt chuyển động nhanh (REM) chiếm 25% và còn gọi là giai đoạn giấc ngủ nghịch thường. Mắt bệnh nhân có sự di chuyển qua lại, các thông số về mạch, huyết áp về hô hấp đều cao hơn giai đoạn NREM nhiều. Đặc điểm nổi bật nhất trong giai đoạn này là các giấc mơ. Do đó, chỉ cần một kích thích nhỏ cũng gây nên những mộng mị, trong đó có bóng đè.

Thủ phạm gây hiện tượng bóng đè

Bác sĩ Lê Quốc Nam, phòng khám Tâm lý y khoa - Tâm thần kinh Quốc Nam đường Nơ Trang Long, Q. Bình Thạnh, giải thích: "Những kích thích gây nên mộng mị và cả bóng đè trong khi ngủ chủ yếu là do căng thẳng tâm lý. Trước giờ đi ngủ, có thể người đó nghĩ đến một công việc chưa làm xong, lo lắng xung quanh chuyện tiền bạc, tình cảm... Những áp lực tâm lý đó khiến giấc ngủ của họ không sâu. Giấc ngủ chập chờn hay giật mình là thủ phạm gây ra bóng đè".

Một số nguyên nhân khác khiến cơ thể chịu áp lực cũng có thể gây bóng đè như:

Người có thói quen nằm nghiêng bên trái, đặt tay hoặc vật gì đó lên ngực, nằm sấp... khiến tim bị chèn ép.

Buồng ngủ chật chội, thiếu không khí, nhiều CO2, đồ ngủ chật chội khiến người ngủ khó thở.

Người có bệnh về hô hấp, tim mạch, hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang... những bệnh ngăn cản quá trình đưa ô-xy lên não.

Người hay sợ vô cớ hoặc quá giàu trí tưởng tượng, hay tưởng tượng những hình bóng kinh dị trong lúc ngủ là týp người dễ bị bóng đè tấn công.

Thời gian ngủ: Nếu bạn ngủ trưa đến khoảng 16 giờ rất dễ bị bóng đè. Lý do, ngủ trưa thường bị ánh sáng và mọi yếu tố xung quanh tác động khiến giấc ngủ không sâu. Bạn ngủ quá lâu đến khoảng xế chiều có thể lâm vào tình trạng mệt mỏi, nửa thức nửa ngủ... tạo điều kiện cho bóng đè ghé thăm.

Để tránh bị bóng đè khi ngủ, bạn nên từng bước giải quyết các vấn đề trên bằng cách thay đổi lối sinh hoạt, nghỉ ngơi. Nếu bạn hay ngủ trưa, chỉ nên ngủ giấc dài khoảng 1-1,5 giờ, không nên "ngủ nướng". Ngoài ra, bạn nên làm những điều sau để tránh bị "chiếc bóng" quấy rối giấc ngủ:

Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ rồi tắm nước ấm. Sự vận động này sẽ giúp tinh thần thoải mái, máu lưu thông tốt.

Nghe nhạc, xem phim hài trước giờ đi ngủ. Không xem phim hoặc truyện kinh dị vì dễ kích thích trí tưởng tượng, gây khó ngủ.

Không để nhiều hoa tươi trong phòng ngủ, mở cửa sổ hay dùng quạt thông gió để lưu thông không khí. Bạn cần dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, thơm tho, mặc đồ ngủ thoải mái.

Không dùng chất kích thích như cà phê, chè đặc... trước khi đi ngủ. Đảm bảo ngủ đúng giờ và đúng giấc.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.