Ăn dâu tây chống bệnh tiểu đường

Các nhà khoa học tại Đại học Warwick đã nghiên cứu các tác động có lợi của dâu tây đối với sức khỏe tim mạch, đặc biệt là việc dâu tây có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim và tiểu đường.

Các nhà khoa học tại Đại học Warwick đã nghiên cứu các tác động có lợi của dâu tây đối với sức khỏe tim mạch, đặc biệt là việc dâu tây có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim và tiểu đường.

Giáo sư Paul Thornalley, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Warwick, đã phát hiện ra chất chiết xuất từ dâu tây có tác dụng tích cực kích hoạt một loại protein trong cơ thể chúng ta, làm tăng chất chống oxy hóa và các hoạt động bảo vệ khác.

Protein này hoạt động làm giảm lipid máu và cholesterol, những điều rất có thể dẫn đến vấn đề tim mạch.

Theo các nghiên cứu trước, ăn dâu tây có tác dụng chống lại đường huyết sau bữa ăn và lipoprotein mật độ thấp, hoặc cholesterol "xấu" và do đó giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và bệnh tim, nhưng đây là lần đầu tiên cho thấy, chất chiết xuất từ dâu tây kích hoạt một loại protein có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tật.

Giáo sư Thornalley giải thích: “Chúng tôi đã phát hiện ra dâu tây tác dụng giữ cho các thế bào, các cơ quan và các mạch máu khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch và tiểu đường”.

Dâu tây thực tế là một kho nguyên tố vi lượng gồm sắt, magiê, mangan, kali, kẽm. phốt pho, đồng, i-ốt, silic. Nhờ lượng muối khoáng nên nó có tác dụng lợi tiểu và làm toát mồ hôi, bình thường hóa quá trình trao đổi chất, cải thiện máu nên được dùng cho người thiếu máu, dễ vỡ mạch máu, bệnh gút, sỏi mật và sỏi thận, làm sạch độc tố có hại cho gan và thận, loại bỏ nước dư thừa khi bị chứng phù nề. Dùng một tách nước ép dâu tây tươi vào buổi sáng lúc bụng đói điều trị bệnh sỏi mật.

Do hàm lượng phong phú của các chất hữu cơ như axit malic, axit citric, axit lactic…nên khi có ở trong cơ thể các chất này giống như là thuốc aspirin tự nhiên chống viêm và kháng khuẩn. Vì vậy quả dâu tây tươi hoặc nước ép được dùng như một cách hữu ích khi cảm lạnh và cúm, ngăn ngừa nhiễm trùng. 

Tác dụng tốt của dâu tây đã được kiểm chứng với các bệnh về đường tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày và loét tá tràng, viêm đại tràng. Dung dịch nước chiết xuất từ quả dâu tây tươi hoặc quả khô (hòa hai thìa canh với một chén nước nóng, súc họng khi bị viêm họng và viêm lở miệng), nó còn giúp loại bỏ hơi thở hôi.

Ngoài tác dụng chữa bệnh, dâu tây còn là một loại mỹ phẩm khá tốt. Đắp mặt nạ dâu tây làm cho da có được độ đàn hồi và săn chắc, tẩy trắng, làm khô và chữa lành mụn, nhất là mụn cám, làm se khít lỗ chân lông.

Theo VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.