Ăn Tết - Thương lấy cái... dạ dày

Tết đến là lúc dạ dày của bạnbị tấn công nhiều nhất, đặc biệt là đối với những người đã có tiền sử bị viêmloét dạ dày tá tràng. Vì vậy, dù có ham vui đến mấy, bạn cũng nên cố gắng sắpxếp một chế độ ăn uống hợp lý, để sau Tết, nơi bạn đến đầu tiên không phải là...bệnh viện.

Tết đến là lúc dạ dày của bạnbị tấn công nhiều nhất, đặc biệt là đối với những người đã có tiền sử bị viêmloét dạ dày - tá tràng. Vì vậy, dù có ham vui đến mấy, bạn cũng nên cố gắng sắpxếp một chế độ ăn uống hợp lý, để sau Tết, nơi bạn đến đầu tiên không phải là...bệnh viện.

Tết... đe dọa dạ dày

Hiếm có lúc nào bạn được nghỉngơi, vui chơi xả láng và ăn uống vô tội vạ như mấy ngày Tết. Và cũng vì thế màdạ dày của bạn phải gánh chịu rất nhiều áp lực từ chế độ sinh hoạt và ăn uốngthiếu điều độ.

Ngoài việc ngày Tết, các bữa ăncủa gia đình bạn bị đảo lộn về thời gian, thậm chí bạn còn bỏ ăn để đi chơi, thìđa số các món ăn trong mấy ngày này đều có ảnh hưởng không tốt đến dạ dày:

- Bia, rượu, trà, cà phê, nướcngọt có gas, thuốc lá... là những đồ ăn thức uống phổ biến nhất trong những ngàyTết, đặc biệt được cánh mày râu ưa chuộng và sử dụng vô tội vạ. Đây là những thứrất có hại cho dạ dày, với những người đã có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràngthì đó là những tác nhân khiến ổ loét của dạ dày lâu lành.

- Đồ chua: hành muối, dưa muối,trái cây chua, các loại mứt... là những món ăn tủ của phụ nữ ngày Tết. Tuynhiên, chất axit trong những món ăn này sẽ kích thích sự bài tiết của dạ dày,thậm chí gây các cơn đau.

- Thức ăn chiên xào nhiều thịt vàdầu mỡ, có lượng chất béo bão hòa cao có thể làm gia tăng các triệu chứng bệnhlý liên quan đến stress như khó tiêu, đầy bụng, căng thẳng, tim đập nhanh.

Các loại gia vị có tính nóng nhưhành, tỏi, ớt, tiêu... cũng được sử dụng rất nhiều để thêm hương vị cho món ăncũng chính là các yếu tố khiến dạ dày phải đối mặt với các cơn đau.

Bên cạnh đó, cách ăn uống trongngày Tết cũng là chất xúc tác để món ăn trên tấn công dạ dày mạnh mẽ hơn: ănuống không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói, ăn vội vàng không nhai kỹ, vừa ănvừa uống rượu bia, ăn uống không tập trung... Tất cả những thói quen ăn uống nàytrong ngày Tết đều khiến dạ dày phải làm việc căng thẳng, dẫn đến nguy cơ viêmloét.

Ăn Tết - Thương lấy cái... dạ dày

Ăn để bảo vệ dạ dày

Việc từ bỏ hẳn rượu bia, thuốclá, cà phê, đồ chua cay... trong ngày Tết không dễ. Xây dựng một chế độ ăn uốnghợp lý, điều độ trong ngày Tết cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, không vì thế mà bạnbỏ mặc dạ dày phải đối mặt với các cơn đau. Hãy giảm gánh nặng cho dạ dày bằngcách cố gắng không bỏ bữa và bổ sung những đồ ăn kích thích sự tiêu hóa và điềuhòa sự co bóp của dạ dày sau:

Thực phẩm thô

Ăn thực phẩm thô không chỉ giúpkích thích tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn có thể chốngstress, cân bằng tâm lý. Thực phẩm thô hay các loại hạt bao gồm gạo lức, nếplức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí... cònnguyên lớp màng ngoài của hạt. Những thực phẩm này đều rất quen thuộc trong vănhóa ẩm thực ngày Tết, chúng có 3 tác dụng quan trọng:

Hạt thô chứa nhiều chất xơ, chấtkhoáng, nhất là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất,cho việc tiêu hóa thức ăn.

Hạt thô có nhiều chất chống ôxyhóa quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Ngũ cốc thô còn làm giảm tỷ lệCRP (C-reactive protein), yếu tố biểu thị tình trạng viêm trong các chứng viêmnhiễm mãn tính.

Rau quả

Uống nước ép hoa quả có tác dụngđiều hòa sự co bóp ở dạ dày và kích thích sự tái tạo các tế bào màng nhày đểchữa vết loét.

Những chất chống ôxy hóa có trongnhiều loại rau quả, đặc biệt là những rau quả sậm màu, màu vàng, tím hoặc màu đỏcó tác dụng chống viêm và chống nhiễm khuẩn trong dạ dày.

Dùng chuối xanh dưới hình thứcrau trộn trong các bữa ăn cũng là một liệu pháp bổ sung tốt cho điều trị viêmloét dạ dày. Chuối xanh có những hoạt chất kích thích sự phát triển của những tếbào màng nhầy ở thành trong dạ dày. Lớp tế bào này tăng sinh nhanh chóng đểchống loét hoặc hàn gắn vết loét đang tồn tại.

Chất đạm

Có thể ăn thêm cá và một số hạtcó chất béo như mè, hạt điều, hat hạnh nhân để được cung cấp thêm chất đạm vànhiều acid béo omega 3 hữu ích cho hoạt động của não và sự ổn định tâm lý.

Sữa, trứng cũng là hai thực phẩmvừa giàu chất dinh dưỡng vừa trung hòa lượng axit rất tốt cho dạ dày.

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ phát huytác dụng rất tốt nếu bạn chịu khó vận động. Những bài tập aerobic, tập Yoga, làmđộng tác lắc tay sau khi ăn, đi bộ... rất có tác dụng tăng cường nhu động ruộtvà kích thích tiêu hóa. Vì vậy, dù là trong ngày Tết, bạn cũng hãy cố gắng dành15 - 30 phút tập thể dục mỗi ngày để có một tinh thần thoải mái và góp phần bảovệ chiếc dạ dày của mình.

Làm gì khi dạ dày bị đau?

Khi có các triệu chứng: đau bụng,đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua..., điều đầu tiên bạn cần làm là điềuchỉnh lại chế độ ăn uống, tuyệt đối không ăn đồ chua, cay nóng, chất kích thíchvà đồ nhiều dầu mỡ.

Không nên tự mua thuốc điều trịkhi chưa có chẩn đoán chính xác về bệnh kể cả khi biết mình có tiền sử mắc bệnhdạ dày. Sử dụng thuốc không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc,hoặc nếu sử dụng kháng sinh không đúng và không đủ liều lượng sẽ làm cho xoắnkhuẩn H.Pylori (nếu có) kháng thuốc, rất khó điều trị.

Khi sử dụng thuốc chống đau, giảmviêm phải có sự theo dõi của bác sĩ, vì những loại thuốc này rất gây hại cho dạdày, có thể gây viêm loét dạ dày thậm chí gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày.

Xoắn khuẩn H.Pylori sẽ lây từngười này qua người khác qua chất nôn từ dạ dày, qua nước bọt, cao răng, phân,do đó nếu bạn bị đau dạ dày do vi khuẩn này gây ra thì bạn phải hết sức cảnhgiác để không lây sang những người xung quanh: không nên mớm cơm cho con ăn, giữmôi trường sạch sẽ, đồ dùng chứa thức ăn cần được vệ sinh, rửa tay trước khi ăn,ăn chín uống sôi...

Nếu cảm thấy các cơn đau chưa dữdội và nguy hiểm, hãy đợi cho đến hết những ngày nghỉ Tết rồi đến khám bệnh tạicác cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đó, bạn sẽ được làm các xét nghiệm máu, siêu âmổ bụng, soi dạ dày để chẩn đoán chính xác và loại trừ các bệnh về gan, mật, tụycũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên. Dựa vào các kết quả xét nghiệm,bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc phù hợp để diều trị chứng đau dạ dày.

Tuy nhiên, nếu bạn luôn ăn uốngbất hợp lý, thường xuyên lo lắng, căng thẳng thần kinh, thì thuốc không thể giúpdạ dày của bạn tránh được các cơn đau. Vì vậy, ngay trong Tết, hãy hạn chế tốiđa các món ăn có hại đến dạ dày, để dạ dày của bạn cũng được "ăn Tết" một cáchvui vẻ an toàn.

Theo Ăn Tết - Thương lấy cái... dạ dày



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.