Bác sĩ Da liễu lý giải căn bệnh “người cóc” của cậu bé Nùng khiến nhiều người sợ hãi

Mắc phải căn bệnh "lạ" khiến cho toàn thân của bé 5 tuổi mọc mủ, sùi lên như da cóc. Người dân địa phương gọi cậu bé là "người cóc" và không dám tới gần lo ngại sẽ lây bệnh.

Mắc phải căn bệnh "lạ" khiến cho toàn thân của bé 5 tuổi mọc mủ, sùi lên như da cóc. Người dân địa phương gọi cậu bé là "người cóc" và không dám tới gần lo ngại sẽ lây bệnh.

Bé "người cóc" mụn mủ mọc khắp người

Mới đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương mới tiếp nhận trường hợp bé Chung Ngọc Thuyên (5 tuổi ở xóm Pác Táng, xã Hồng Sỹ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) trong tình trạng suy kiệt do mắc bệnh ngoài da.

Ông Chung Văn Lưu (bác ruột bé Thuyên) cho hay sinh ra được 2 tháng tuổi, trên cơ thể bé Thuyên đã xuất hiện những mụn đỏ, rồi mưng mủ. Gia đình bé đã tìm đủ cách dùng thuốc lá, mẹo, điều trị tại bệnh viện huyện, tỉnh nhưng bệnh của bé mỗi lúc thêm nặng.

 

Bác sĩ Da liễu lý giải căn bệnh người cóc” của cậu bé Nùng khiến nhiều người sợ hãi-1

Toàn thân cậu bé 5 tuổi như da cóc.

"Gia đình tôi cũng nghĩ tới việc đưa cháu xuống Hà Nội khám nhưng điều kiện khó khăn. Bố cháu là người thiểu năng trí tuệ còn mẹ thì không nói được tiếng phổ thông", ông Lưu chia sẻ.

PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay bé Thuyên 2 tuổi bị mụn mủ mọc thành nhiều đợt. Bệnh nhân đã điều trị tại bệnh viện huyện và tỉnh có đỡ mụn mủ nhưng sau khi về nhà lại bị tái phát lại. Trường hợp của bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến dạng mủ.

Kết quả thăm khám ban đầu toàn thân của bệnh nhi da đỏ có nhiều mủ nông màu trắng. Bệnh nhi có dấu hiệu bị tổn thương móng (tay, chân), mủn móng. Tổn thương khớp của bệnh nhân sẽ cần phải khám chuyên sâu hơn mới đưa ra được kết luận.

Vảy nến là bệnh gặp nhiều ở trẻ em, chưa có bằng chứng khoa học xác định bệnh có tính chất di truyền. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến là do đột biến gen gây ra tình trạng mẫn cảm da quá mức. Vảy nến có hai dạng vảy nến đỏ và vảy nến mủ. Vảy nến khi mắc ở trẻ em sẽ rất nặng, khoảng 50% gặp do vảy nến mủ gây ra.

"Trường hợp của bệnh nhi Thuyên có dấu hiệu suy kiệt cơ thể do mắc bệnh kéo dài không được điều trị hiệu quả. Trước mắt bệnh nhi sẽ được nhập viện đánh giá thể chung có rối loạn chức năng gan, thận, làm sinh thiết da...

Trong thời gian đời kết quả khám bệnh nhân sẽ được điều trị các triệu chứng bên ngoài để giảm đau, ngứa khó chịu cho bé", PGS.TS Doanh nói.

Bệnh ảnh hưởng rất nhiều cơ quan trong cơ thể nếu không được điều trị đúng cách

Theo bác sĩ Doanh bệnh vảy nến ở trẻ nhỏ và người lớn nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Vảy nến là bệnh mãn tính và phải điều trị kéo dài, phải dùng rất nhiều thuốc khác nhau. Trong trường hợp bệnh nhân nặng còn thể phải dùng tới liệu pháp sinh học (chi phí rất cao).

 

Bác sĩ Da liễu lý giải căn bệnh người cóc” của cậu bé Nùng khiến nhiều người sợ hãi-2

PGS.TS Doanh khám cho bé "người cóc".

Trên thế giới có khoảng 2-3% dân số mắc Bệnh vẩy nến . Con số mắc bệnh vảy nến ở Việt Nam ước tính khoảng 2 triệu người. Trong số đó, chỉ ghi nhận 5-10% trường hợp vảy nến nặng cần phải điều trị.

PGS.TS Doanh chia sẻ vảy nến người nói chung và ở trẻ em nói riêng thường gây ra hình dạng bề ngoài xấu xí cho bệnh nhân. Vì vậy không ít bệnh nhân bị người xung quanh xa lánh. Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da nhưng không bị lây nếu tiếp xúc.

Việc kỳ thị xa lánh người vảy nến sẽ làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn. Vì khi bệnh nhân vảy nến bị stress ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch suy yếu làm bệnh bùng phát mạnh hơn.

PGS.TS Doanh lưu ý khi gặp phải những vấn đề bất thường trên da cần phải đi khám sớm. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán bị vảy nến không nên lo lắng quá vì bệnh có thể không chế được.

Theo Trí thức trẻ


bệnh vảy nến

bác sĩ da liễu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.