Bác sĩ sản khoa: 8 lưu ý cho mẹ bầu và thai nhi phòng tránh nguy cơ sinh non

Thai được gọi là đủ tháng kể từ khi đủ 38 tuần tính từ ngày đầu tiên của lần có kinh cuối cùng, hoặc dựa trên siêu âm thai 3 tháng đầu ( nếu người mẹ có kinh không đều).

Thai được gọi là đủ tháng kể từ khi đủ 38 tuần tính từ ngày đầu tiên của lần có kinh cuối cùng, hoặc dựa trên siêu âm thai 3 tháng đầu ( nếu người mẹ có kinh không đều).

Khi sinh ra non tháng, mọi chức năng trong cơ thể bé đều chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là chức năng hô hấp. Bé dễ bị xẹp phổi, vì vậy nếu được tiêm thuốc hỗ trợ phổi trước khi mổ lấy thai ra bé sẽ khỏe mạnh hơn, có khả năng chống đỡ với môi trường tự nhiên tốt hơn, giảm được phần lớn số trẻ bị suy hô hấp và hạn chế số trẻ bị tử vong.

Thai được gọi là đủ tháng kể từ khi đủ 38 tuần tính từ ngày đầu tiên của lần có kinh cuối cùng, hoặc dựa trên siêu âm thai 3 tháng đầu ( nếu người mẹ có kinh không đều).

Tất cả những thai dưới tuổi thai này được gọi là thiếu tháng, tuổi thai càng nhỏ càng có nguy cơ cho bé nếu sinh ra. Vì vậy các mẹ bầu nên đi khám thai, theo dõi thai đầy đủ để phát hiện bệnh (nếu có).

Lời khuyên cho mẹ


1. Cao huyết áp. Nếu bị cao huyết áp hoặc kèm thêm xét nghiệm có đạm niệu, sản phụ cần được theo dõi đặc biệt và nhập viện điều trị (nếu cần). Bởi nếu không được theo dõi bạn dễ có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc sản giật, hậu quả là dẫn đến xuất huyết não, nguy hiểm cho cả mẹ và con.

2. Xét nghiệm đường huyết để xác định có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Nếu bị tiểu đường bạn sẽ được theo dõi để điều trị, làm cân bằng lượng đường. Nếu đường máu giảm đột ngột rất có thể sẽ làm cho bào thai ngưng tim.

Bác sĩ sản khoa: 8 lưu ý cho mẹ bầu và thai nhi phòng tránh nguy cơ sinh non - Ảnh 1.

3. Theo dõi vị trí bánh nhau bám


Nếu bánh nhau bám ở vị trí bất thường như nhau tiền đạo (tiền là trước, đạo là đường nghĩa là thai bám trước đường ra của nó) sẽ cần được theo dõi đặc biệt.

Nếu có dấu hiệu nguy cơ BS sẽ đề nghị bạn nhập viện, bởi ở những tháng cuối tử cung to nhanh hơn trước nhiều, lúc này có thể gây chảy máu do bánh nhau bị bong, một số trường hợp phải mổ cấp cứu nếu nặng (chảy máu không dừng lại).

4. Bạn sẽ được khám phụ khoa ít nhất 2 lần ở vào thời điểm đầu và cuối của thai kỳ


Trong trường hợp bạn bị viêm nhiễm, BS sẽ kê toa thuốc điều trị tránh bị vỡ ối non để tránh lây nhiễm nấm từ mẹ vào bé (nếu bé sinh đường âm đạo rất có thể bị lây nhiễm nấm từ mẹ, khó điều trị).

5. Khám thai đầy đủ bạn sẽ được tiêm ngừa uốn ván để tránh bệnh uốn ván sơ sinh cho bé


Đối với thai nhi

1. Theo dõi sự phát triển của thai dựa vào cân nặng trên siêu âm


Nếu thai bị suy dinh dưỡng, BS sẽ có lời khuyên về chế độ ăn uống phù hợp. Nếu có dấu hiệu nguy hiểm có thể sẽ can thiệp lấy thai ra sớm., vì trong một số trường hợp suy dinh dưỡng bào thai, bé có thể ngưng tim đột ngột trong bụng mẹ.

Bác sĩ sản khoa: 8 lưu ý cho mẹ bầu và thai nhi phòng tránh nguy cơ sinh non - Ảnh 2.

Siêu âm là một căn cứ để có thể biết được trẻ có phát triển bình thường hay không


2. Siêu âm và xét nghiệm tầm soát dị tật thai để biết thai có hoàn toàn khỏe mạnh hay không

3. Theo dõi lượng nước ối. Nước ối quá ít hoặc quá nhiều cũng là một dấu hiệu nguy cơ


Nếu không thể theo dõi tiếp tục mà phải lấy bé ra sớm hơn dự định do bệnh lý của mẹ hoặc của thai thì bạn sẽ được bác sĩ tiêm thuốc hỗ trợ phổi.

Vì sao? Xin đọc lại những dòng đầu của bài viết.

Vì sức khỏe của cả mẹ và con, các bà mẹ hãy vui lòng đi khám thai đầy đủ.

Theo Trí thức trẻ

Trẻ sơ sinh

sản phụ

cao huyết áp

phụ nữ mang thai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.