Bạn biết gì về... bỏng?

Những kiến thức sơ đẳng nhất về bỏng để bạn có thể xử trí kịp thời khi tai nạn xảy ra.

Bỏng và các cấp độ

Tác nhân gây bỏng: Nhiệt (nước sôi, thức ăn sôi, hơi nước nóng, với tôi, lửa, kim loại nỏng chảy...); Điện, hay sét đánh; Hóa chất (axit, chất ôxy hóa, chất làm rộp da); Các bức xạ như tia hồng ngoại, tia tử ngoại...

Mức độ nặng hay nhẹ của bỏng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như diện tích bỏng, độ tuổi của nạn nhân, việc sơ cứu ban đầu đúng hay sai, kịp thời hay không...

Người ta chia mức độ tổn thương trên da làm 2 loại: bỏng nông và bỏng sâu.

Bỏng nông nhẹ hơn, đó là các tổn thương nhẹ ở phần biểu bì. Tổn thương này có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa.

Bỏng sây là bỏng toàn bộ da, dưới da với nhiều mức độ:

Bỏng độ 1: Viêm da cấp: biểu hiện da khô, đỏ, nề, rát. Sau 4,5 ngày sẽ bong tróc lớp da bỏng tự khỏi.

Bỏng độ 2: Phần biểu bì: da bị đỏ, nề, xuất hiện nốt phỏng với màng trong, dịch vàng, đáy nốt phỏng mày hồng. Sau 8 - 13 ngày có thể tự khỏi.

Bỏng độ 3: Phần trung vb: Vòm nốt phỏng dầy, đáy nốt phỏng màu tím sẫm, trắng bệch hoặc xám, cảm giác đau giảm.

Bỏng độ 4: Bỏng toàn bộ da: Nếu là hoại tử ướt thì da màu trắng bệch hoặc đỏ xám, xung huyết rộng, mất cảm giác đau. Nếu là hoại tử khô thì da chắc, khô màu đen hoặc màu thui, sờ vào thấy cứng và khô ráp, người bệnh mất cảm giác đau.

Bỏng độ 5: Tổn thương toàn bộ da và phần dưới da như gân, cơ, xương khớp, thần kinh, tạng.

Các mức độ bỏng sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn ở trẻ và người già. Ngoài ra, bỏng nặng hay nhẹ còn chịu ảnh hưởng từ việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu đúng hay sai và kịp thời hay không.

Sơ cứu sai - tác dụng ngược

Ít người biết sơ cứu sau bỏng đúng cách. Theo bác sĩ Nguyễn Viết Lương, có đến 2/3 số nạn nhân bỏng sơ cứu sai trước khi nhập viện. Việc sơ cứu sai không chỉ gây thêm đau đớn cho nạn nhân, mà còn rất dễ gây tai biến và để lại nhiều di chứng nặng nề, khiến việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.

Khi bị bỏng cần tiến hành sơ cứu ngay lập tức, nhưng tuyệt đối không được làm theo những cách thức của dân gian như bôi mắm, đắp bùn, rắc vôi bột, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng... Tất cả những cách xử trí này sẽ gây tác dụng ngược, khiến vết bỏng nặng hơn, dễ bị nhiễm trùng, thậm chí khiến nạn nhân bị sốc, dễ dẫn đến tử vong.

Ngay cả việc chườm đá vào vết bỏng cũng không phải là việc nên làm, vì đá lạnh có thể khiến thân nhiệt nạn nhân giảm, rất dễ ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp.

Sơ cứu khi bị bỏng

1. Bỏng nước (nước sôi, nhiệt): Lập tức ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch (15 - 20 độ C) hoặc xả dưới vòi nước lạnh khoảng 15 - 20 phút. (Nếu chậm trễ thì việc ngâm, xả nước không còn tác dụng). Giữ ấm cho nạn nhân khi ngâm, xả nước (đặc biệt trong mùa đông). Sau đó, nếu là vết bỏng nặng, băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô trùng rồi đến cơ sở y tế. Không nên xịt thuốc có tác dụng làm mát và giảm đau nhiều lần vào vết bỏng, vì nó có thể tạo lớp màng che vết bỏng và gây nhiễm trùng.

2. Bỏng điện: Thường nặng và có nguy cơ ảnh hưởng đến nhịp tim. Nếu nạn nhân bị ngưng thở hay tim ngừng đạp, ngay lập tức đặt nạn nhân xuống nền cứng để hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực, đến khi nạn nhân thở được và tim đập lại mới đưa đến cơ sở y tế. Tránh đưa đi cấp cứu ngay khi chưa hô hấp nhân tạo.

3. Bỏng hóa chất, vôi tôi: Lập tức cởi bỏ quần áo, đồ trang sức dính những chất này, dùng bàn chải hay chổi lông chà nhẹ cho hết sau đó xả nước lạnh, rồi bọc vùng bị bỏng bằng vải khô nhưng không buộc chặt.

4. Phòng sốc: Vết bỏng quá nặng dễ gây sốc cho nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ với biểu hiện: mạch đập nhanh, tụt huyết áp, khó thở các chức năng sống suy giảm. Phòng sốc bỏng bằng cách cho nạn nhân uống thêm nước, đặc biệt nước có khoáng và muối oresol, trẻ nhỏ thì cho bú sữa mẹ liên tục. Lo lắng và hoảng loạn tinh thần cũng là nguyên nhân dễ gây sốc bỏng vì vậy cần động viên, an ủi nạn nhân kịp thời.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.